Nguyên lý thực dưỡng

Sự vận dụng thuyết âm dương trong y học cổ truyền

Cập nhật1681
0
0 0 0 0
Mặc dù thuyết âm dương ra đời đã khá lâu, cách chúng ta 30 thế kỷ, song cho đến hiện nay nó vẫn không ngừng được vận dụng và phát huy trong lĩnh vực y học cổ truyền. Vì nó đã nêu ra được những quy luật có tính tiền đề. Những quy luật đó đã được các nhà y học cổ vận dụng vào lĩnh vực của mình, càng ngày càng làm cho nó sâu sắc thêm, phong phú thêm, nó trở thành phương tiện chỉ đạo cho mọi hoạt động của Y học cổ truyền, về phòng và trị bệnh, trong đó kể cả phần Y lẫn phần Dược.
Về tổ chức học cơ thể:
  • Ngũ tạng: (tâm, can, tỳ, phế, thận) thuộc âm
  • Lục phủ: (vị, đởm, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, tam tiêu) thuộc dương.
Trong mỗi tạng phủ, đều có phần âm phần dương. Can có can âm, can dương, tâm có tâm âm tâm dương, tỳ có tỳ âm tỳ dương, thận có thận âm thận dương…Tính chất tương đối của âm dương được thể hiện ở tạn như tâm là tạng thuộc âm trong dương (tâm nằm ở ngực thuộc phần dương); can là tạng âm trong âm (can âm nằm ở trung tiêu – phần bụng – thuộc âm).
  • Lưng thuộc dương; bụng thuộc âm; phần bụng dưới thuộc âm trong âm, phần ngực thuộc dương trong dương.
  • Cũng theo khái niệm âm dương như vậy, các đường kinh dương trên cơ thể được phân bố ở phía sau lưng, mé ngoài của chân, tay và mạng sườn. Còn các đường kinh âm thì được phân bố ở mé bụng, phía trong cánh tay và chân…
  • Khí, trạng thái năng lượng của cơ thể đưa lại công năng của cơ nhục, hoạt động của tạng phủ…thuộc dương. Huyết, tinh, tân dịch, thuộc âm; da lông thuộc dương, xương tủy thuộc âm.
Về sinh lý học.

Khi phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Bản thân cơ thể luôn có sự điều chỉnh để âm dương cân bằng. Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương là cơ sở cho sự phát sinh ra bệnh tật.
Ví dụ: âm thắng thì dương bệnh và ngược lại dương thắng thì âm bị bệnh. Chặng hạn âm thắng (âm thịnh) dẫn đến nội hàn (bụng đầy, tiết tả - phủ đại tràng (dương) sẽ bị bệnh). Hoặc âm hư dẫn đến nội nhiệt. Chân âm trong cơ thể (tinh huyết, tân dịch) thiếu kém, phần dương hỏa lấn át làm cơ thể phát nhiệt, nóng sốt, trào nhiệt…Hoặc phần dương của cơ thể bị hư (đó là tâm dương hư hoặc thận dương hư) sẽ dẫn đến ngoại hàn, chân tay giá lạnh, đau lưng, mỏi gối, người có cảm giác sợ lạnh, sợ gió, bụng hay sôi, tiết tả, nặng thì mắc chứng ngũ canh tả.
Bởi vậy về nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe thì phải luôn giữ cho âm dương trong cơ thể được cân bằng. Một khi cơ thể khoogn tự điều chỉnh được, con người phải chủ động điều tiết để giữ cho “âm bình dương bế”. Để giữ cho cơ thể âm dương cân bằng, ông cha ta đã chỉ ra phương châm rèn luyện sức khỏe như sau:
“ Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân, luyện hình”

Về bệnh lý

Một khi phần âm dương trong cơ thể không tự điều chỉnh được, dẫn dến sự rối loạn và mất thăng bằng về hoạt động của tạng phủ. Ví dụ can khí phạm vị; khí của can đã ảnh hưởng tới dạ dày, làm đau dạ dày…Can đởm thấp nhiệt gây ra các bệnh hoàng đản (âm hoàng hoặc dương hoàng), các bệnh viêm gan vàng da..
Hoặc các yếu tố “Lục dâm” (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thâm nhập vào cơ thể gây ra mất thăng bằng âm dương mà gây ra bệnh tật. Ví dụ phong hàn phạm biểu gây ra chứng cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt phạm biểu gây ra chứng cảm mạo phong nhiệt…Như vậy tùy theo tác nhân gây bệnh đó có khi là một như: hàn, nhiệt, phong; cũng có khi phối hợp lại như cả phong lẫn hàn, cả phong lẫn thấp,…cũng tùy theo tác nhân gây bệnh ở bộ phận nào mà có những chứng bệnh tương ứng. Ví dụ thấp ở thượng tiêu, thấp hạ tiêu, hàn nhập phế, nhập tỳ vị…
Tóm lại, về bệnh lý học theo âm đương cũng rất phức tạp. Mặc dù vậy cũng cần phải phân biệt thật rõ âm và dương trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời phải không ngừng theo dõi sự chuyển biến của nó. Ví dụ bệnh đang ở trạng thái hàn (bệnh nhân sốt lạnh, rút tun do sốt cao) đột ngột chuyển sáng trại thái phong co giật (nhiệt cực sinh phong). Thêm vào đó do bệnh lý diễn biến không ngừng (sự chuyển hóa của âm dương) cho nên cần căn cú vào các dấu hiệu lâm sàng đó của bệnh nhân để điều chỉnh pháp pháp cũng như phương dược cho kịp thời, phù hợp với phương châm của “Biện chứng luận trị”.

Chuẩn đoán

Triệu chứng cũng được chia ra âm và dương:
  • Hội chứng dương: cơ thể có thân nhiệt lớn hơn 370C hoặc sốt cao, hoặc không sốt nhưng hoạt động của các tạng phụ nhiệt (tâm huyết nhiệt, can nhiệt,…) hoặc thể hiện ra ngoài mặt đỏ, mắt đỏ, vàng…người cso cảm giác nóng bừng, háo khát thích uống nước mát, thích ăn đồ mát, môi khô nứt nẻ, bụng trướng đau sợ ấn, táo kết đại tràng, nước tiểu vàng đỏ, lượng ít, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi đỏ,…
  • Hội chứng âm: cơ thể thường biểu hiện lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, da xanh, nhợt nhạt, mắt trắng môi nhợt, thích uống nước nóng, bụng đau soi, tiết tả, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi nhợt nhạt, tiếng nói trầm khàn yếu ớt, nằm co sợ anh sáng nên quay phía trong,…
Hai hội chứng âm dương rất quan trọng trong việc chuẩn đoán. Vì đó những căn cứ để người thầy thuốc đưa ra những phương án điều trị thức hợp, phương dược thích hợp cho người bệnh.
 
NguồnDược học cổ truyền - ĐH Dược Hà Nội
Lượt xem04/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng