Cách nấu món chay

Hướng dẫn nấu món Phổ - bí - đỗ - ai ăn cũng tốt

Cập nhật2045
0
0 0 0 0
Đậu đỏ - bí đỏ - rong biển hay còn gọi tắt là món PHỔ BÍ ĐỖ. Bạn có thể search ra nhiều công dụng nhưng mình thì được biết đậu đỏ bổ thận, bổ máu, tăng cường sinh lực. Có những phương thuốc bồi bổ cơ thể người ta chỉ ninh đậu đỏ để ăn hoặc uống nước mà không cần thêm thứ gì. Món phổ bí đỗ là một kết hợp rất hay. Tuy nhiên nếu bạn không có rong biển thì dùng đậu đỏ và bí đỏ cũng được, mà nếu chỉ có mỗi đậu đỏ thì bạn cứ ninh nên rồi cho thêm chút tương cũng rất ngon và bổ. Bài viết này hoàn toàn từ kinh nghiệm và hiểu biết của mình và được nghe từ thầy mà không đọc qua bất kỳ quyển sách nào. Thế nên có thể không giống sách. Các bạn theo ai cách nào là sự lựa chọn của bạn.

CHỌN ĐẬU
Có nhiều loại đậu mà người ta có thể đều gọi là đậu đỏ. Xích tiểu đậu nhiều người cũng gọi là đậu đỏ. Mình thì thấy khác nhau. Cái tên đậu đỏ mắt cua có vẻ đúng nhất để mô tả loại đậu đỏ này. Xích tiểu đậu hạt dài hơn và màu không đỏ tươi bằng. Mình cho rằng nó âm hơn đậu đỏ mắt cua và dược tính không giống. Xích tiểu đậu được trồng nhiều ở phía nam còn đậu đỏ mắt cua được trồng khắp nam bắc.

Loại ngon nhất mình được biết ở vùng Hà Giang, Ý Tý. Họ thu hoạch vào tháng 10 trong năm. Loại này hạt nhỏ, đỏ tươi, sáng màu, vỏ mỏng, độ ngọt, béo và bở thì hơn hẳn loại đậu trồng phía nam.

Theo mình dinh dưỡng cao hơn và năng lượng tốt hơn. Thứ nhất nó được trồng ở vùng lạnh. Thứ hai loại này rất dễ sinh mọt, thậm chí mọt ngay khi đang đập vỏ. Thế nên việc bảo quản cũng khó khăn hơn. Mình thường mua vài kg và để ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Dân gian cũng có những cách bảo quản như trộn lẫn lá bạch đàn hoặc lá xoan đắng hoặc tro bếp nhưng mình không biết hiệu quả thế nào. Các bạn chú ý vấn đề bảo quản, mua về để trong túi bóng kín vài ba hôm là có thể hóa mọt toàn bộ, kể cả bạn đã phơi khô đối với loại đậu hịn như này. Nói chung ngũ cốc đã mọt thì chỉ có đổ cho gà cho heo ăn vì nó không còn năng lượng nữa. Có người bảo đây là cách hóa âm ngũ cốc. Đúng là âm nhưng năng lượng không còn, khác với việc ngâm nước.

Tóm lại bạn nên chọn loại nhỏ, đỏ tươi, vỏ mòng và bảo quản ngăn mát. Trong ảnh chụp là những hạt sáng màu phía bên trái
Đối với bí đỏ, mình thích bí quả tròn hơn. Mình cho rằng nó dương hơn quả dài. Còn ngọt hay không ngọt đôi khi do vùng trồng, nơi trồng.
Nếu nấu 1 bát đậu đỏ thì bạn chỉ cần cỡ miếng bí to cỡ nửa bàn tay và một miếng rong phổ tai khô to cỡ 3 đốt tay. Không nên cho nhiều rong.

SƠ CHẾ 
Cho đậu vào nồi xả nước đầy để những hạt lép, hạt mọt rỗng nổi lên trên rồi gạt bỏ đi, chỉ lấy những hạt chìm. Đây là những hạt có năng lượng tốt nhất.

Ngâm hạt cỡ 3h - 6h tùy loại vỏ mỏng hay dày. Ngâm nước trước khi nấu là điều bắt buộc đối với các thức khô. Tiêu chí là bạn cảm thấy hạt đậu mềm hơn, vỏ đã được thôi ra bớt để cho đỡ chát. Nếu bạn ngâm không đủ lâu thì đậu sẽ lâu bở và chát hơn một chút. Nếu bạn ngâm quá lâu thì năng lượng của hạt đậu bắt đầu tán để chuyển sang dạng nảy mầm (hóa âm).

Có người bảo cần luộc sơ rồi đổ nước đi cho bớt chát. Mình thì thấy không cần thiết điều này. Bạn cứ thử nấu luôn xem có chát không. Đôi khi dược tính nằm ở vỏ mà luộc đi thì mất hết. Ngâm là đủ rồi.

Có người đun sôi rồi đổ vào phích ủ cho bở đỡ phải đun. Mình thì thấy tiền nào của đấy. Bạn nấu bằng nồi ủ hay ủ vào phích thì chỉ được về mặt bở. Còn độ ngon ngọt và năng lượng thì không thể bằng. Quá trình nấu trên lửa giúp biến đổi âm dương và lôi năng lượng tiềm ẩn trong thức ăn ra bên ngoài. Chúng ta cứ nghĩ là có thể thay thế được nhau. Đó chỉ là vẻ bề ngoài.

Bí đỏ rửa sạch, không cần lạo vỏ. Vì ninh lâu thì vỏ cũng mềm. Hạt bí rất tốt, bạn không nên vứt đi. Mình hay cho vào một góc bên trên mặt và múc ra ăn riêng. Nếu bạn cho hạt bí lẫn với đỗ thì khi ăn sẽ lổn nhổn mất ngon. Nhưng cũng tùy trường hợp, có người không thích ăn vỏ cứng hay sợ bẩn thì cứ bỏ.

CÁCH LÀM
Rong biển phổ tai Kombu không cần rửa, 2 miếng nhỏ lót dưới đáy nồi. Rong ở dưới đáy nồi là vì nó âm nhất. Tuy nhiên trong qúa trình nấu nó có thể nổi lên không tránh được. Đậu đã ngâm đổ lên trên. Cho nước sấp mặt đỗ rồi đu nhỏ lửa. Chú ý không cho quá nhiều nước vì sẽ cho làm 3 lần nước.

Lần đầu đun sẽ rất nhanh cạn, khi nào cạn hết nước sệt sệt thì đổ thêm nước lạnh sấp mặt lại đụn tiếp cho đến cạn thì đổ lần 3. Lần 3 này bạn một nửa nước thôi nhé, nhiều nước sẽ làm nát bét bí. Bí đỏ phủ lên trên mặt, không cần phải đảo, rắc vài hạt muối biển phủ lên trên. Nên sử dụng muối mà không nên dùng tương. Vì món này đã nhiều dinh dưỡng và đã dương rồi. Đun cho đến khi còn 1 chút nước, ướt hơn 2 lần trước. Nếu bạn đun khô quá thì mất độ béo và độ ngọt, ăn cảm thấy khô và háo nước. Trong lần 3 khi đã cho bí, không nên đảo xới. Xong rồi múc ra bát, bày bí lên trên và nhớ đừng để nát bí.
 
Có thể bạn sẽ thắc mắc sao không đổ nước thật nhiều ngay từ đầu đun 1 lần. Sao không đảo đều cho nó ngấm lẫn nhau. Đun 3 lần là bí quyết luyện âm dương của mình. Chỉ có thể giải thích như vậy cho ngắn gọn. Quá là cầu kỳ phải không. Bạn có thể thử nhiều cách xem cách nào ngon. VD cho thật nhiều nước chỉ đun 1 lần đến cạn, cho ngay bí vào hoặc trong quá trình ninh thì xới đảo đều cho ngấm lẫn nhau như cách mọi người thường làm.

 
 
NguồnBí mật thực dưỡng
Lượt xem18/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng