Không gian ẩm thực

Cách sử dụng trà bancha cho từng trường hợp bệnh

Cập nhật4571
0
0 0 0 0
Trà bancha không còn quá lạ lẫm với cộng đồng thực dưỡng, tuy nhiên làm thế nào để sử dụng đúng cách, đúng mục đích không phải ai cũng biết. Hôm nay, hãy cùng quanbinh.com tìm hiểu những cách dùng khác nhau của trà bancha để từng trường hợp cụ thể nhé!

Trà bancha shan tuyết pha với nước nóng: uống 1 tách trà bancha vào buổi sáng sớm giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, cải thiện sự tuần hoàn máu, mở rộng các mô. Nếu dùng trà bancha làm thức uống cả ngày thay nước giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiềm hóa dòng máu, làm tinh thần tỉnh táo, sảng khoái, giảm cholesterol và mỡ thừa trong máu, trị các chứng đau thắc ruột, rối loạn dạ dày, Ngoài ra tính kiềm trong trà có thể dùng để súc rửa vế thương, làm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Dùng nước trà bancha súc miệng, khò để vệ sinh răng miệng và ngừa viêm họng.

Cách làm: rửa sạch 5 – 10 lá trà, vò nát cho vào nồi đun sôi với 500 – 700 ml nước từ 5 – 10 phút. Cho thể cho trà vào phíc rồi cho nước sôi và ủ 20 phút.
Gạo lứt rang nấu với trà bancha: rất tốt cho tất cả các bệnh như ăn không ngon, nhất là cho người bệnh đã lâu ngày.

Cách làm: cho 5 – 10 lá trà bancha nấu với nước gạo lứt rang trong 10 phút.
Lưu ý: trong trường hợp dùng xích tiểu đậu rang và gạo lứt rang hay cốm rang, bánh tráng nướng thì cần ngâm vào trong nước nguội trong khoảng 5 đến 7 phút rồi đổ bỏ nước đó đi. Đổ thêm lần nước thứ nhì vào nấu sắc lại còn phân nửa mới uống hoặc ăn.

Trà bancha với tương tamari: lợi cho các bệnh âm như thiếu máu, mệt nhọc, làm khỏe khi tim đập nhanh, ngăn xuất huyết tử cung, ra máu cam, làm giảm đau, giảm khát, giảm nôn ói, ngăn ngừa chống mặt, ngất. Hỗ trợ các chứng về đường ruột, đau thận, mệt mỏi, suy nhược thần kinh

Cách làm: cho 1 muỗng tương tamari vào chén và cho thêm 2/3 tách trà bancha đang soi vào. Nếu kích ói thì cho thêm tương tamari. Uống nóng.

Trà bancha với sắn dây: làm khỏe đường ruột, đặc biệt là tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm thanh quản, ho gà.

Thành phần:
1 muỗng cà phê bột sắn dây
1 ly trà bancha sôi
1 nhúm muối biển

Cách làm: Hòa sắn dây với 1 ít nước lạnh cho sệt. Cho muối và trà bancha đang sôi vào khuấy đều đến khi bột trong, dùng nóng tránh gió.

Trà bancha + tương tamari + mơ muối lâu năm + nước cốt gừng: làm kích thích hệ tiêu hóa, chống ung thư, giảm mệt nhọc, giúp lưu thông máu huyết, làm mạch mạch tim. Có thể dùng để giảm ợ chua và ăn khó tiêu do đau bao tử (tuy nhiên đây chỉ là cách đối ứng trong lúc cấp bách chứ không chữa hết bệnh đau bao tử).

Thành phần:
½ chén nước trà già (nấu rồi, có màu đừng lợt quá, đừng đậm quá là được)
½ trái mơ muối (trái nhỏ), trái lớn 1/3 trái.
2,5 ml (1/2 muỗng cà phê) nước tương tamari
¼ muỗng cà phê nước cốt gừng tươi.

Cách làm: nghiền mơ muối trong nước trà già trong ca thủy tinh hoặc inox. Đem nấu trong 5 phút. Tắt lửa, rồi thêm nước tương và nước cốt gừng vào. Uống ấm.

Trà bancha + tương tamari + mơ muối lâu năm + nước cốt gừng + sắn dây (trà bình minh): uống trà bình minh vào mỗi sáng làm kiềm hóa cơ thể, thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố, kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng chuyển hóa hấp thu thu dinh dưỡng. Ngoài ra trà bình minh còn giúp chữa cảm cúm và đau dạ dày hiệu quả.

Thành phần:
1/6 quả mơ muối lớn
1/2 thìa nước tương
3-5 giọt nước cốt gừng
1 thìa nước sạch
1 thìa bột sắn dây (Sắn dây thường có dạng viên. Hãy nghiền các viên này thành bột mịn bằng bát nghiền suribachi, và chỉ dùng phần bột này cho món trà này. Bạn không cần nghiền sắn dây thành bột mịn trong các món khác.)
1/2 chén nước trà bancha nóng, không quá đặc, không quá loãng

Cách làm: nghiền mơ, cho vào nồi dày hoặc ly thủy tinh, cho bột sắn dây vào, thêm nước ít một vừa đủ khuấy cho tan. Sau đó đổ nước trà bancha đun từ trước đó vào rồi khuấy đến khi bột sắn trong, gần bắc ra thì thêm ít tương, gừng.

Cách tống độc ở mũi trong bệnh viêm xoang mũi: Xúc mũi miệng bằng nước trà bancha (3 năm) + muối: lấy 1 chén (bắt) nước trà già (bancha) nấu rồi còn ấm cho thêm 1 gram muối biển hòa đều. Bịt một lỗ mũi trái và dùng lỗ mũi phải hít thật mạnh hỗn hợp trà và muối vào, xong bịt lỗ mụi phải và dùng mũi trái hịt nước trà muối vào. Lặp lại như vậy cho đến khi nước hết nước trà muối, thường sau đó chất nhờn chảy theo ra với nước trà. Mỗi ngày xúc hít 3 hoặc 4 lần.

 Bài viết tham khảo Cốt Tủy Thực Dưỡng - Lương y Trần Ngọc Tài
NguồnNgọc Đặng Bến Đình (tổng hợp)
Lượt xem03/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng