Nguyên lý thực dưỡng

Học thuyết thiên nhân và ứng dụng trong y học

Cập nhật1518
0
0 0 0 0
Thiên nhân hợp nhất là quy luật về nhân thế có sự tương quan với vũ trụ thiên nhiên và cũng có liên quan với môi trường hoàn cảnh. Học thuyết này cũng dựa vào quy luật tương quan để nói lên giữa vũ trụ “thiên nhiên” và hoàn cảnh xã hội cùng với “nhân thể” (thiên nhân) luôn có sự tác động qua laị, mâu thuẫn lẫn nhau nhưng dù sao cũng phải “hoà hợp thống nhất” (hợp nhất) để mà tồn tại. Vì thế nên gọi “thiên nhân hợp nhất”.

Nhân thân là tiểu thiên địa (con người là một vũ trụ thu nhỏ) cho nên ngoài trời đất (đại vũ trụ) có năm hành thì trong con người (tiểu vũ trụ) cũng có năm tạng; trời thiếu ở phương Tây Bắc (khuyết âm) thì tai, mắt bên phải con người không nghe rõ bằng bên trái; đất thiểu ở phương Đông nam (khuyết dương) thì tay chân bên trái con người kkông mạnh bằng bên phải. Trời nuôi dưỡng con người bằng ngũ khí, đất nuôi dưỡng con người bằng ngũ vị và con người còn có sự tác động bởi môi trường hoàn cảnh xã hội nữa; chính vì thế mà con người chẳng những có chỉnh thể ở trong nhân thể, mà “nhân thể” còn phải được sự “hoà hợp thống nhất” với môi trường “thiên nhiên” và hoàn cảnh xã hội… cho nên nói “thiên nhân” có “hợp nhất” thì con người mới được tồn tại.

Người xưa quan niệm con người cũng như sinh giới nói chung đều do trời đất sinh ra, con người tồn tại và hoạt động sống trong tự nhiên cho nên giữa con người và thiên nhiên có sự tương ứng và hoà hợp, từ đó hình thành Học thuyết Thiên nhân hợp nhất được bàn nhiều trong Nội kinh ở các thiên: Tứ khí điều thần luận, Sinh khí thông thiên luận, Âm dương ứng tượng đại luận, Trước chí giáo luận, Dị pháp phương nghi luận, Tạng khí pháp thời luận…; đặc biệt thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết “Điều dưỡng thân thể mà không theo vào lẽ tự nhiên thì bệnh tật sẽ phát sinh”. Như vậy sự sinh tồn và phát triển của vạn vật đều trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên mà con người cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thiên Bảo mệnh toàn hình luận thì viết: “Trong khoảng trời đất có đầy đủ vạn vật thì không gì quý bằng người, người nhờ vào khí của trời đất và tinh khí của đồ ăn thức uống mà sinh tồn; theo vào quy luật sinh, trưởng, thu, tàng của bốn mùa mà trưởng thành”.
Sự tương ứng giữa con người và vũ trụ thuộc vào thuyết tam tài (thiên nhân địa), thuyết này giải thích mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên có ảnh hưởng lẫn nhau và dựa vào nhau đề cùng tồn tại. Xuất phát từ quan niệm chỉnh thể của thiên nhân hợp nhất, trên lĩnh vực nhận thức các nhà y học bàn luận rất sâu rộng về quan hệ thiên nhân và coi con người là một vũ trụ nhỏ “nhân thân tiểu vị thiên địa”; giữa con người và trời đất không có sự tác biệt là là nhỏ nhất.

ỨNG DỤNG VÀO Y HỌC

Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung phương pháp phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của YHCT
a. Phòng bệnh tích cực
- Cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống
- Chủ động rèn luyện thân thể
- Thể dục, thể thao: thái cực quyền, khí công, dưỡng sinh…vv
- Chống dục vọng cá nhân, rèn ý chí, cải tạo bản thân và xã hội, xây dựng tinh thần lạc quan…
 - Cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh…
b. Phòng bệnh thụ động:
 - Ăn tốt, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh cá nhân, hoàn cảnh
 - Điều độ về sinh hoạt, tình dục, lao động
  Có thể kết luận phương pháp rèn luyện sức khoẻ của con người trước hoàn cảnh tự nhiên và xã hội bằng câu thơ bất hủ của Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tôn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung của các nguyên nhân gây bệnh và vai trò quyết định của cơ thể đối với việc phát sinh ra bệnh tật.
a. Nguyên nhân gây bệnh:
 - Hoàn cảnh tự nhiên, địa lý với 6 khí, phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm. Khi trở thành tác nhân gây bệnh, lục khí được gọi là lục tà hay lục dâm.
 - Hoàn cảnh xã hội gây ra những yếu tố về tâm lý xã hội gọi là thất tình (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ) là nguyên nhân gây các bệnh nội thương
b. Vai trò cơ thể quyết định trong việc phát sinh ra bệnh tật
 Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tồn tại tác động vào con người nhưng bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tại của con người, đó là sự giảm sút sức đề kháng còn gọi là chính khí hư làm cơ thể không thích ứng được với ngoại cảnh. Chính khí hư là vai trò nội nhân, quyết định sự phát sinh ra bệnh.
Học thuyết thiên nhân hợp nhất chỉ đạo nội dung phương pháp chữa bệnhtoàn diện của y học cổ truyền
 Phải nâng cao chính khí con người bằng các phương pháp tổng hợp:
 - Tâm lý liệu pháp
 - Dự phòng trong điều trị: dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền…
  - Ăn uống bồi dưỡng
 - Dùng châm cứu, xoa bóp, thuốc…
 - Khi dùng thuốc bao giờ cũng chú trọng đến các thuốc nâng cao các mặt yếu của cơ thể (bổ hư) về âm, dương, khí, huyết, tân dịch…rồi mới đến các thuốc tấn công vào tác nhân gây bệnh.
Từ 3 học thuyết: âm dương, ngũ hành và thiên nhiên hợp nhất, YHCT đi tới một quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh.
Người thầy thuốc phải nhận thấy con người ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, tinh thần và vật chất, cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để tìm ra các mâu thuẫn trong quá trình bệnh lý và giải quyết các mâu thuẫn đó bằng những phương pháp tích cực và đúng đắn nhất.

 
 
NguồnNgọc Đặng Bến Đình (tổng hợp)
Lượt xem04/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng