Nguyên lý thực dưỡng

Học thuyết ngũ hành

Cập nhật1240
0
0 0 0 0
Học thuyết ngũ hành cũng là học thuyết về triết học cổ, ra đời sau thuyết âm dương, nhằm bổ sung vào những chỗ khiếm khuyết của thuyết âm dương. Thuyết được tác giả Trâu Diễn thời Chiến Quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đề xuất. Thuyết ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong cuộc sống, tượng trưng cho vạn vật trong thiên nhiên, đó là kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất) và gọi đó là ngũ hành. Tác giả đã đưa ra được các mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa ngũ hành với nhau thông qua một số quy luật hoạt động của chúng. Đó là những quy luật tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ…

Những quy luật hoạt động của ngũ hành.

Trong điều kiện bình thường: ngũ hành hoạt động theo quy luật tương sinh, tương khắc.

Quy luật tương sinh
Hành này hỗ trợ, thúc đẩy hành kia, theo quy luật hành đứng sau, sinh ra, thúc đẩy hành đứng trước, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thể phát triển luân hồi. Có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

Nếu ta hình dung cuộn trung chuỗi sinh Mộc…Thủy ta sẽ có hình sau, biểu diễn trên một vòng tròn.

Quy luật tương khắc
Hành này ức chế kìm hãm hành kia. Hành kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.

Trong điều kiện không bình thường
Ngũ hành hoạt động theo quy luật tương thừa, tương vũ.

Tương thừa
Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc, kim khắc mộc, kim mạnh hơn mộc; mộc khắc thổ nhưng mộc mạnh hơn thổ, thỏ mạn hơn thủy, thủy mạnh hơn kim.

Tương vũ:Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc. Hành mộc mạnh hơn kim, thổ mạnh hơn mộc, thủy mạnh hơn thổ, hỏa mạnh hơn thủy, kim mạnh hơn hỏa.

Quy luật chế hóa ngũ hành:
Trên thực tế các quy luật hoạt động của ngũ hành rất phức tạp, đan xen vào nhau bị ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quy luật. Mỗi một hành đều bị ảnh hưởng tương sinh hoặc tương khắc của các hành khác và được thể hiện ra ở quy luật tổng hợp gọi là quy luật chế hóa hay chế ước ngũ hành.

Tóm lại các quy luật của ngũ hành nói lên sự vận động chuyển hóa chế ước lẫn nhau. Một hành bị ràng buộc và quan hệ với 4 hành đứng cạnh. Mỗi hành đều tự vận động bên cạnh sự hoạt động của bốn hành khác cùng làm cho các quy luật của ngũ hành phức tạp và phong phú thêm.

Ứng dụng trong y học
 
Về quan hệ sinh lý
Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tính chí giúp cho việc học về các hiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ.
Thí dụ: can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt kích thích điều đạt, khi uất kết gây giận dữ…

Về quan hệ bệnh lý
Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau sau đây:
  • Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh
  • Hư tà: do dạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang con
  • Thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ
  • Vi tà: do tạng khắc tạng đó không khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa)
  • Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ)
  • Thí dụ: mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và cách chữa cũng khác nhau:
  • Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ: như thiếu máu không nuôi dưỡng tâm thần. Khi chữa phải bổ huyết an thần.
  • Hư tà: da tạng can gây bệnh cho tâm: như cao huyết áp gây mất ngủ. Khi chữa phải kiện tỳ an thần
  • Vi tà: do thận hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ âm an thần
  • Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ, khi chữa phải bổ phế âm an thần
Về chẩn đoán
Căn cứ vào những triệu chứng ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ có liên quan
a. Ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế, sắc xanh bệnh thuộc can, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc đen bệnh thuộc thận.
b. Ngũ chí: giận giữ, cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế.
c. Ngũ khiếu và ngũ thể: bệnh ở cân: chân tay run co quắp thuộc bệnh can; bệnh ở mũi: viêm mũi dị ứng, chảy máu cam…thuộc bệnh phế vị: bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ…thuộc bệnh tâm; bệnh ở xương tuỷ: chậm biết đi, chậm mọc răng…thuộc bệnh thận.
 
Về điều trị

Nguyên tắc thứ nhất: “Con hư bổ mẹ”
Hành đứng trước là mẹ. Hành mộc là mẹ hành hỏa.
Hành đứng sau là con. Hành thổ là con của hành hỏa.
Hư là hư chứng
Nếu hành con (hành đứng sau) bị hư chứng thì dùng phương pháp bổ và thuốc bổ cho hành mẹ đứng trước.
Thí dụ: bệnh phế khí hư, phế lao…phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim (hư thì bổ mẹ). Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm (an thần) vì can mộc sinh tâm hoả (thực thì tả con).

Nguyên tắc thứ hai: “Mẹ thực tả con”
Thực là thực chứng
Tả là phương pháp tả, đối lập với bổ.
Ví dụ khí phế bị thực chứng gây ho đờm, suyễn tức khó thở, phải dùng thuốc lợi tiểu (kim tiền thảo, sa tiền tử, trạch tả, tỳ giải…) để tả thận thủy. Hoặc thận thủy kém tiểu vàng, tiểu đỏ phải dùng thuốc lợi gan mật như long đởm thảo, sài hồ, chi tử… để thanh can nhiệt (tức tả can).

Từ hai nguyên tắc nói trên, rút ra một hệ quả quan trọng: hư thì bổ, thực thì tả
Hệ quả này mang ý nghĩa sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của y học cổ truyền. Với phép tắc chữa bệnh cũng đưa vào hệ quả đó. Ví dụ bệnh thuộc chứng hư, phải dùng phương pháp bổ và dùng thuốc bổ
  • Khí hư bổ khí
  • Huyết hư bổ huyết
  • Khí huyết lưỡng tư dùng phương Bát trân thang, Thập toàn đại bổ.
Châm cứu
Trong châm cứu người ta tìm ra loại huyệt ngũ du. Tuỳ kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một lành, trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai kinh âm dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc. Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:
  • Huyệt hợp: nơi kinh khí đi vào
  • Huyệt kinh: nơi kinh khí đi qua
  • Huyệt du: nơi kinh khí dồn lại
  • Huyệt huỳnh: nơi kinh khí chảy xiế
  • Huyệt tỉnh: nơi kinh khí đi ra
Về thuốc
Người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ
  • Vị chua, mầu xanh vào can
  • Vị đắng, màu đỏ vào tâm
  • Vị ngọt, màu vàng vào tỳ
  • Vị cay, màu trắng vào phế
  • Vị mặn, mầu đen vào thận
Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh: sao với giấm cho vị thuốc vào can; sao với muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế.

 
NguồnNgọc Đặng Bến Đình( tổng hợp)
Lượt xem04/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng