Nguyên lý thực dưỡng

Các loại thực phẩm tạo axit và tạo kiềm

Cập nhật1055
0
0 0 0 0
Tất cả mọi thực phẩm từ thiên nhiên đều chứa cả các nguyên tố tạo kiềm và các nguyên tố tạo axit. Ở một số thực phẩm, các nguyên tố tạo axit chiếm ưu thế và ngược lại, trong một số loại khác, các nguyên tốc tạo kiềm lại chiếm ưu thế. Theo sinh hóa học hiện đại, các chất hữu cơ trong thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra lượng axit hoặc kiềm tồn dư trong cơ thể mà chính các chất vô cơ (sunphua, photpho, kali, natri, magie và canxi) mới là yếu tố quyết định tính axit hoặc tính kiềm của các thể dịch.
Những loại thực phẩm có hàm lượng các nguyên tố tạo axit chiếm ưu thế được gọi là các thực phẩm tạo axit, còn những thực phẩm có hàm lượng các nguyên tố tạo kiềm chiếm ưu thế được coi là các thực phẩm tạo kiềm.
 
Hầu hết các protein trong thực phẩm đều phản ứng với sunphua và nhiều loại phản ứng cả với photpho. Khi protein được chuyển hóa trong cơ thể, các nguyên tố này tồn tại dưới dạng axit sunphuric và axit photphoric, chúng cần được trung hòa bởi amoniac, canxi, natri và kali trước khi được thận bài tiết ra ngoài. Do đó, các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là các chế phẩm protein động vật, nhìn chung đều là các thực phẩm tạo axit. Điều tương tự cũng xảy ra với hầu hết các loại ngũ cốc vì chúng chứa rất nhiều sunphua và photpho.

Trong trái cây và hầu hết các loại rau, axit hữu cơ (chẳng hạn như lượng axit trong quả cam mà bạn cảm nhận thấy khi nếm) chứa nhiều nguyên tố như kali, natri, canxi và magie. Khi bị oxy hóa, các axit hữu cơ trở thành cacbon dioxit và nước, còn các nguyên tố kiềm (K, Na, Ca, Mg) được giữ lại và trung hòa axit trong cơ thể. Nói cách khác, có một điều kỳ lạ là các thực phẩm mang tính axit lại làm giảm lượng axit trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến đa số trái cây và các loại rau được coi là thực phẩm tạo kiềm. Ngược lại, các thực phẩm giàu protein và hầu hết các loại ngũ cốc khi được chuyển hóa lại tạo ra axit và cần lượng kiềm trong cơ thể để trung hòa chúng, vì thế chúng được coi là các thực phẩm tạo axit.

Các loại thực phẩm tạo axit


Các loại thực phẩm tạo kiềm
Giá trị độ axit và độ kiềm được đo theo dựa trên nguyên tắc là axit và kiềm có khả năng trung hòa lẫn nhau. Phương pháp sẽ được thực hiện như sau:
  • Đốt chất thực phẩm cần kiểm tra thành tro (quá trình này nhằm thay thế cho quá trình tiêu hóa).
  • Thêm một lượng nước tinh khiết tiêu chuẩn để tạo thành dung dịch.
  • Xác định liệu dung dịch thu được mang tính kiềm hay axit
  • Dùng dung dịch axit để chuẩn độ lượng kiềm có trong dung dịch ban đầu hoặc ngược lại.
  • Tính được tổng lượng axit hoặc kiềm có trong dung dịch. Từ đó tính được mức độ tạo axit hoặc tạo kiềm của thực phẩm đã cho ra lượng tro đó.
Độ axit, kiềm là số ml dung dịch axit (kiềm) để trung hòa dung dịch tro ban đầu. Những con số này cho ta ý niệm nhất định về nồng độ tương đối của axit/ kiềm trong các loại thực phẩm tạo kiềm/ tạo axit.

Thật thú vị khi nhận thấy cám gạo lại là thực phẩm tạo axit nhiều nhất còn rong biển wakame là thực phẩm tạo nhiều kiềm nhất. Tuy nhiên, lượng axit mà nó tạo ra trên thực tế lớn hơn nhiều so với lượng mà phương pháp này đo được do có chứa nhiều thành phần chất béo. Phương pháp trên sẽ không phù hợp để đo tính axit và kiềm của một số thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như bơ và các loại đậu. Lẽ ra chúng phải nằm ở vị trí cao trong danh sách các loại thực phẩm tạo axit ở trên. 


 
Nguồn
Lượt xem10/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng