Nguyên lý thực dưỡng

Ăn gì vào những ngày không kịp nấu cơm gạo lứt?

Cập nhật990
0
0 0 0 0
Thay thế hoàn toàn các sản phẩm từ gạo trắng bằng gạo lứt và các chế phẩm từ gạo lứt là điều tiên quyết khi đến với thực dưỡng hiện đại. Tuy nghiên, gạo lứt cần phải được ngâm trong ít nhất 5 tiếng và thời gian nấu cơm gạo lứt ít nhất 1 tiếng. Vậy nếu một ngày đẹp trời bạn quên ngâm gạo, bạn vội đi làm mà không có đủ thời gian 1 tiếng để nấu cơm lứt hoặc đơn giản là thỉnh thoảng bạn muốn đổi vị cho đời thêm vui, bạn sẽ làm gì? Nấu gạo trắng hay ăn ngoài? Cả hai giải pháp trên đều không phải tối ưu, để mình “nói nhỏ” cho các bạn biết cách đối ứng trong trường hợp này nhé 😉

Và giải pháp cứu cánh trong trường hợp này đó chính là gạo mầm. Bạn sẽ biết đến gạo mầm qua nhiều tên gạo khác nữa: gạo lứt nảy mầm hay gạo GABA. Gạo mầm là sản phẩm của quá trình ngâm và ủ gạo lứt trong nước ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ pH thích hợp nhằm tạo ra môi trường tương thích với quá trình nảy mầm tự nhiên của hạt gạo. Hạt gạo sau khi nảy mầm mang lại tác dụng nhiều hơn, tốt hơn cho sức khỏe bởi gia tăng thêm các chất dinh dưỡng và có lợi cho đường tiêu hóa. Quá trình nảy mầm của gạo lứt giúp các enzyme nội bào bên trong hạt gạo hoạt động và phân cắt thành các chất có khối lượng phân tử lớn (protein, tinh bột,…) và những chất có khối lượng phân tử nhỏ. Hơn nữa, tinh bột trong hạt sau khi nảy mầm sẽ dễ dàng bị thủy phân bởi enzyme amylase tạo thành các đường đơn, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
GABA (gamma aminobutyric acid) là một amino acid tự do dẫn truyền thần kinh, điều hòa huyết áp, tăng tốc sự trao đổi chất trong não, ngăn ngừa sự mất kiểm soát của một số hoocmon trong thời kì lão hóa và tiền mãn kinh, cải thiện tình trạng mất ngủ, chứng hay quên và chứng loạn trí não, tốt cho các bệnh nhân Alzheimer. Ngoài ra GABA trong gạo mầm còn chứa γ - orynazol, một acid ferulic có tác dụng chống oxy hóa ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

Quá trình nảy mầm của hạt đã tạo ra GABA và làm cho hàm lượng GABA tăng lên, hàm lượng GABA có thể tăng lên từ 4 – 10 lần tùy vào loại gạo sử dụng. Tuy nhiên, do quá trình ngâm và thay nước liên tục mỗi 6 giờ, hàm lượng của một số chất hòa tan có xu hướng giảm đi trong sản phẩm cuối cùng như vitamin B1, sắt (quá trình này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu).
Các loại gạo mầm khác nhau của thương hiệu Hạt Ngọc Trời
Hiện tại có một thương hiệu nổi tiếng về gạo mầm, đó là gạo mầm Hạt ngọc trời, có các loại gạo mầm khác nhau như gạo mầm (nguyên bản), gạo mầm nghệ, gạo mầm tỏi đen, gạo mầm gấc. Nếu bạn muốn trải nghiệm chỉ mua thử một dòng một ít để thử vì có thể bạn sẽ không thích hết tất cả các dòng. Riêng mình thấy gạo mầm (vị nguyên bản) khá khó ăn, không ngon tuy nhiên gạo mầm nghệ lại rất hợp với vị của mình. Và mọi việc đều có 2 mặt của nó, “được cái này thì mất cái kia”, quá trình bảo quản gạo mầm tương đối khó khăn sau, sau khi mở túi gạo phải được bịt kín miệng, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và nên sử dụng hết trong 1 tháng.

Giá tham khảo giao động từ 70 000 đén 82 000 cho 1 kg gạo mầm

Ý nghĩa về kinh tế:
Việ Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, tuy nhiên chất lượng và chủng loại gạo còn nhiều hạn chế, giá cả cũng rẻ hơn nhiều so với thế giới. Đây là một bước tiến quan trọng của ngành lúa gạo trong nước khi lần đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công một sản phẩm gạo mầm thuần Việt có hiệu quả cao trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, cao huyết áp...
Đối với thực dưỡng hiện đại, gạo mầm có thể là một “giải pháp cứu cánh” trong những ngày bận rộn không kịp nấu gạo lứt mà vẫn đảm bảo cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác để giúp cơ thể thải độc.

Tài liệu tham khảo: 
  1. Trần Thị Thu Hương và cộng sự (2017), Nghiên cứu quy trình công nghệsản xuất gạo lứt giàu gaba(gamma aminobutyric acid) từ các giống lúa: 0m 5451, om 6979 và om 1532 nảy mầm, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Cung Thị Tố Quỳn (2013), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất gạo mầm (gạo GABA) từ gạo lứt Việt Nam, Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
  3. Swati Bhauso Patilcorresponding and Md. Khalid Khan (2011), Germinated brown rice as a value added rice product: A review, J Food Sci Technol.

 
NguồnNgọc Đặng Bến Đình
Lượt xem12/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng