Nguyên lý thực dưỡng

7 nguyên tắc thực dưỡng – ai bắt đầu theo thực dưỡng đều nên biết

Cập nhật1393
0
0 0 0 0
7 nguyên tắc thực dưỡng – ai bắt đầu theo thực dưỡng đều nên biết

Nguyên tắc thứ nhất : Thân thổ bất nhị

Dùng thực phẩm nơi sinh sống
Trong tác phẩm Con người, cái không biết, Alexis Carrel đã viết:
Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể chất và tinh thần của họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi sinh sống, bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được sử dụng làm thực phẩm.”
Con người khỏe khoắn, mạnh mẽ khi sống bằng các thực phẩm vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng quanh vùng để trở thành thức ăn của họ. Con  người, loài sinh vật tự do nhất, có thể tự mình thích nghi với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu duy trì thường xuyên một số nhân tố như nhiệt độ, nước, mực độ đường và muối khoáng…Thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phương.
Bàn luận: Trước đây khi đi đến một vùng đất mới, chúng ta thường quen ưa chuộng tiêu dùng những sản vật chúng ta thường dùng ở vùng đất trước đây chúng ta đã từng sống. Thiết nghĩ làm vậy không lợi ích gì mà đôi khi còn có hại cho chính sức khỏe của chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải bám víu vào một tiềm thức khi điều kiện đã thay đổi.

Nguyên tắc thứ hai: Tính tiết kiệm

Dùng thực phẩm toàn phần

Chế độ ăn uống của thực dưỡng mang ý nghĩa “không lãng phí” điều này thể hiện rất rõ rệt ở 2 khía cạnh
1. Không có gì là bất thường khi một thiền sinh bị rầy là nghiêm khắc khi để một hạt cơm rơi trên sàn bếp. Càng ít lãng phí thì càng có thêm thực phẩm cho người khác. (Ví dụ về hạt cơm thừa của TS Ohsawa).
2. Khi ăn chúng ta cần cố gắng sử dụng thực phẩm toàn phần. Chỉ sử dụng một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ bị bị thiếu dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất sẽ mất cân đối.



Nguyên tắc thứ ba: Nguyên lý Âm – Dương

Nguyên tắc âm dương trong thực phẩm
Nói đến thực dưỡng chúng ta cần quan tâm đến nguyên lý Âm –Dương bao trùm cả vũ trụ và đơn giản hơn là trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Nếu được dùng một bửa cơm với các thực phẩm quân bình âm dương một cách nhẹ nhàng và khéo léo, chúng ta sẽ cảm nhận ngay sức khỏe và hạnh phúc trong mỗi một miếng nhai ở đây và trong thời khắc hiện tại đó.



Món ăn Dương làm ấm người, tăng sức lực, sống có kỷ luật và tươi trẻ. Những món thịnh Dương như thịt (đỏ), trứng và nhiều muối khiến người ta lệch sang thái độ cư xử cứng rắn, ích kỷ, cực đoan, các chứng bệnh co thắt, bệnh mất ngủ kinh niên, bệnh đau khớp, tim mạch, khuynh hướng bạo lực.
Thức ăn Âm đem lại cảm giác điềm tĩnh, thanh thản, thư thái và nuôi dưỡng đức tính kiên nhẫn và biết thông cảm. Các thực phẩm thịnh Âm như mật ong, đường cát, hóa chất, thuốc men, ma túy … sẽ làm suy yếu toàn bộ các chức năng của cơ thể và tâm thần. Từ đó phát sinh ra cảm giác sợ hãi, ý chí cùn nhụt, chứng trầm cảm hay khuynh hướng tự sát
Và sự quân bình âm dương tốt đẹp đưa ta tới sự hài hòa và êm ả.

Nguyên tắc thứ tư: Nghệ thuật sống

Nghệ thuật ẩm thực của Nhật
Thực dưỡng không phải là một khoa học mà là sự tích lũy sự hiểu biết. Hiểu biết chỉ có ý nghĩa khi nó giúp chúng ta sức khỏe và hạnh phúc.
Thực dưỡng về mặt nào đó lại là một nghệ thuật sống, với hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi, chúng ta cần nhận biết sự biến dịch không ngừng.
Phương pháp này mang đến niềm hân hoan, tiếng cười, hạnh phúc, sức khỏe và tự so. Nó được đặt trên nền tảng nhận thức rằng chỉ có bạn mới là chủ nhân đích thực của bản thân bạn – chứ không phải vi khuẩn, các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà triết học hoặc những người ăn kiêng và đặc biệt không phải những người làm thực dưỡng.



Chúng ta phải đạt được nhận thức rằng chúng ta có thể ăn mọi thứ mà không mất đi sức khỏe và hạnh phúc. Chúng ta tự điều khiển lấy cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dính chặt vào một chế độ ăn kiêng do người khác nghĩ thì cuộc sống của chúng ta chẳng còn là của mình nữa rồi”.

Nguyên tắc thứ năm: Lòng biết ơn

Biết ơn vơi mọi thứ
Phương pháp Thực dưỡng là sự hiểu biết sâu sắc trật tự của tự nhiên, là ứng dụng thực tế để chuẩn bị những bửa ăn ngon lành, hấp dẫn, để đạt tới cuộc sống hạnh phúc và tự do. Nguyên tắc thứ 5 và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất của Thực dưỡng, đó là lòng biết ơn (tri ân). Tại sao vậy? Bởi vì đó là nguyên nhân của sự tự do và hạnh phúc.
Hầu hết chúng ta đều thiếu lòng tri ân. Chúng ta có xu hướng ghi nhớ những gì ta đã cho và quên mất những gì ta được nhận. Sống theo cách này, chúng ta luôn miệng phàn nàn, phải chịu đựng cuộc đời thiếu niềm vui, không hài lòng và mất tự do. Chúng ta quên mất rằng chúng ta đã được cho tất cả mọi thứ chúng ta cần như không khí, ánh sáng, nước và thức ăn từ khi mới chào đời. Chúng ta quên mất sự rộng lượng và lòng khoan dung vô bờ bến của mẹ ta, người để ta sống và vui chơi một cách vô tư kể cả khi chúng ta không thể hiện một chút nào lòng biết ơn đối với bà.
Phương pháp thực dưỡng nhằm trải nghiệm và mở rộng lòng tri ân đối với mọi thứ, bắt đầu bằng một hạt gạo, một bát cháo hay một mẩu bánh mì. Nó dạy ta tri ân mọi thứ kể cả nổi đau, bệnh tật, sự hận thù, sự thiếu khoan dung. Nếu không tri ân cuộc sống của chính mình, rồi bạn rất có thể sẽ bị đau ốm, và bạn tri ân bệnh tật của mình.

Nguyên tắc thứ sáu: Niềm tin

Niềm tin thực sự
Khi bắt đầu ăn theo phương pháp thực dưỡng, tế bào máu trở nên mạnh khỏe hơn rất nhanh. Sự thay đổi kỳ diệu, mà hầu hết những người đã qua áp dụng Thực dưỡng đều kinh nghiệm trong ba tháng đầu tiên đạt được thật dễ dàng. Sau ba tháng, sự chuyển biến này có phần chậm hơn và khó khăn hơn. Thậm chí đôi khi còn xảy ta tình trạng xấu đi tạm thời của sức khỏe ở những người bắt đầu từ bốn tháng đến một năm. Đây là hiện tượng chống lại sự thay đổi của tế bào cơ thể cũng tương tự như cuộc đấu tranh giữa người già, có nhiều sự bảo thủ cứng nhắc và lớp trẻ có quản điểm cấp tiến, linh hoạt hơn.
Trong tình trạng sức khỏe suy yếu xảy đến nhiều người có xu hướng nghi ngờ về phương pháp này. Vào lúc những thế, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng về lý thuyết và thực hành phương pháp này với những người đã có nhiều kinh nghiệm.
Niềm tin thực sự, không phải là sự tin tưởng hời hợt bề ngoài hoặc sự mê tín. Đó là sự hiểu biết rõ ràng về Nhất thể(Toàn thể vũ trụ bao la và những biểu hiện vô tận của nó) và chính chúng ta là những biểu hiện của Nhất thể. Chúng ta đang ở trung tâm của một xoắn ốc, khởi đầu từ Vô Cực, phân thành Âm Dương; rồi năng lượng, hạt tiền nguyên tử, các nguyên tố hóa học, thực vật rồi động vật. – Mỗi giai đoạn tiếp sau là sự chuyển hóa của giai đoạn trước đó. Đường xoắn ốc này mang tính liên tục.  Bao quanh chúng ta là tràn ngập ánh sáng, không khí, nước, ngũ cốc, đất đai, rau, đậu, cá, hoa quả, muối, thực phẩm từ động vật là đủ cho chúng ta trong một trật tự tương đối; ta phải ăn chúng nếu muốn khỏe mạnh.
Vì thiên nhiên đã chuẩn bị đầy đủ cho ta các thức ăn phù hợp với cơ thể con người, chúng ta có thể đạt được sức khỏe bằng cách nhận biết và sử dụng chúng. Đây chính là phương pháp Thực dưỡng, là sự vật chất hóa của trật tự tự nhiên trong cách ăn và uống của chúng ta. Nếu chúng ta sống với sự nhận thức về trật tự này, ta sẽ có sức khỏe tốt. Nêu không, bệnh tật nhất định sẽ theo ta. Điều này thật giản dị, rõ ràng và thực tế. Đó là chân lý.
Trích trong “ Thiền thực dưỡng”
Nếu sức khỏe tôi kém đi, thì nó là do:
(a)    Đào thải độc tố hoặc chật dư thừa
(b)    Tế bào cơ thể kháng lại dịch nội bào mới
(c)    Và/hoặc việc áp dựng Thực dưỡng không đúng


Nguyên tắc thứ bảy: Đạo sống vui

Đạo sống vui với cuộc sống
Vui với đạo. Sống cuộc sống với sự tri ân trong mọi lúc và ở mọi nơi. Khi chúng ta nhận thức sự công bằng công bằng của tự nhiên và chân lý tuyệt đối, chúng ta biết rằng chẳng có điều gì đáng để lo lắng cả. Như thiền sư Lâm Tế đã nói: “Chỉ cần một cú đánh, tôi quên đi tất cả mọi hiểu biết của mình! Không cần bất cứ kỷ luật nào nữa, thay vào đó hành động như tôi muốn, tôi luôn muốn biểu hiện Đạo”. Khi nhận ra điều này, chúng ta có thể bắt đầu hưởng thụ cuộc sống của mình một cách đầy đủ, bằng cách chia sẻ niềm vui vô tận và lòng biết ơn tới mọi con người mà ta đã gặp.



Thật thú vị, ngoài ý nghĩa về đạo, nguyên tắc này còn có nghĩa là sống cuộc sống như sở thích. Mọi thứ chúng ta làm chỉ là một trò chơi. Không thành vấn đề dù ta thất bại hay thành công. Một sự hiểu biết như thế chính là niết bàn – sự thanh bình vĩnh hằng. Như lời dạy của Paramahansa Yogananda “ Đừng coi kinh nghiệm của cuộc đời là hệ trọng…bởi lẽ trong thực tại chúng chẳng là gì, mà chỉ là kinh nghiệm trong mơ thôi. Hãy đóng trọn vai trò của mình trong cuộc sống nhưng đừng bao giờ quên rằng đó chỉ là một vai diễn mà thôi.
Sống trong niềm hân hoan ngây ngất bất diệt đó là Đạo sống vui.
 
NguồnGaolut.vn
Lượt xem10/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng