Ăn sai

Tại sao người ăn “số 7” dài ngày lại dễ bị cảm mưa- nắng?

Cập nhật1534
0
0 0 0 0
Dùng góc nhìn nhịn ăn, Âm- dương, khoa học, tự nhiên… để giải đáp câu hỏi tại sao người ăn “số 7” dài ngày lại dễ bị cảm mưa- nắng?

Dẫn nhập
Cách đây khoảng 12 năm, ông bạn tui có tánh nết rất kiên định nên làm việc gì cũng rốt ráo. Anh ta ăn “số 7” cũng rốt ráo lắm. Khoảng 40 ngày ăn “số 7” anh ta thường bệnh cảm nếu gặp mưa rào Sài Gòn hoặc đi ngoài nắng gắt khoảng một giờ. Lúc ấy, tui mới vào thực dưỡng nên không thể giải thích được…

Khi tìm hiểu sâu hơn chút ít về thực dưỡng, tui thấy có khá nhiều người ăn số 7 dài ngày cũng dễ cảm khi gặp thời tiết thất thường, giống như trường hợp bạn tui. Khi đã có một “thống kê” này, tui cứ đặt câu hỏi tại sao? Đặt câu hỏi vì tui muốn biết để khuyến cáo với người thực dưỡng. Cuối cùng tui cũng tìm được câu trả lời sau khi nhìn từ các góc độ khác nhau.
Nhìn từ trải nghiệm nhìn ăn
Khi tui nhịn ăn đến ngày thứ 8, thấy một cách chân xác tất cả các lỗ chân lông khắp cơ thể đã “hút” không khí. Nói cách khác là cơ thể đã “ăn” không khí. Lúc đó tui cảm thấy quá lạ lùng và siêu kỳ diệu, cảm giác mình như một cây xanh thực thụ. Tui thấy mình “đồng tánh” với loài cây. Vì nhận thấy cơ thể lấy không khí làm thức ăn trong quá trình nhịn ăn, nếu ở Sài Gòn thì nguy hiểm vì không khí quá ô nhiễm, tui liền lên anh trai ở vùng núi Bảo Lâm (Lâm Đồng) để tiếp tục việc nhịn ăn. Lên vùng khí hậu trong lành, tui nhịn ăn 16 ngày nữa. Như vậy là 24 ngày nhịn ăn.
Sau khi nhịn ăn, tui viết hàng chục bài báo về những người nhịn ăn. Tui nhận thấy có 3 người xuýt chết trong quá trình nhịn ăn.
Từ kinh nghiệm nhịn ăn và thu thập được nhờ phỏng vấn nhiều người nhịn ăn và ăn “số 7” dài ngày tui nhận định nguyên nhân những người ăn số 7 dài ngày dễ bị cảm nắng và mưa là do cơ thể… quá sạch.
Bởi khi nhịn ăn hoặc ăn số 7 dài ngày thì cơ thể thải độc gần như hoàn thiện nên cơ thể gần như “trong suốt”. Lúc này nếu ra ngoài đường đầy ô nhiễm như Sài Gòn thì không khí ô nhiễm sẽ “ập” vào rất nhanh. Không khí ô nhiễm không chỉ ập vào mũi và miệnh mà khắp cơ thể qua lỗ chân lông. Điều này dễ khiến cho cơ thể “ô nhiễm tức khắc” hoặc “ô nhiễm độc cục bộ”.
Việc cơ thể ô nhiễm đột ngột nên suy yếu nhanh cộng với nắng hoặc mưa thì cảm lạnh hoặc cảm nóng rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên có không ít người ăn “số 7” dài ngày không thấy cảm nắng hoặc cảm lạnh là do họ rảnh rỗi ở nhà mà không phải vác cầu câu cơm ra đường hoặc cơ địa họ còn khỏe.

Nhìn từ góc độ tự nhiên
Nếu đem cơ thể rất sạch của người ăn số 7 dài ngày thì so sánh với những bộ tộc thiểu số sống giữa rừng già hoặc đảo hoang thì khá “tương đồng” nhau ở điểm dễ mắc bệnh.
Vừa qua chánh quyền Brazin vô cùng lo ngại khi có một người thuộc bộ tộc sống giữa rừng amazon mắc cô vi Vũ Hán. Sở dĩ chánh quyền trung ương lo ngại vì người bộ tộc rất dễ nhiễm bệnh hiện đại nên có nguy cơ bị “xóa sổ”.
Ở Ấn độ có một bộ lạc sống biệt lập trên đảo. Họ rất dễn bị nhiễm bệnh của người hiện đại nên chính quyền Ấn Độ cấm tuyệt đối người bên ngoài đặt chân lên đảo. Tuy nhiên một phượt thủ người Mỹ đã tìm cách tiếp cận đảo và bị bắn chết. Chính quyền Ấn Độ vì muốn bảo vệ sự tồn vong của bộ lạc này, vẫn cấm cảnh sát thu hồi xác thanh niên Mỹ.
Từ các bằng chứng nêu trên, có thể nói, nếu một cơ thể quá sạch thì phải sống biệt lập giữa thiên nhiên. Nếu người nào có cơ địa quá sạch mà sống giữa thành phố đầy ô nhiễm và đầy cơ thể con người đã “biến đổi” nhiều vì thức ăn và thuốc tây, thì rất nguy hiểm.

Từ góc độ âm đương
Theo quan niệm của thực dưỡng thì người khỏe mạnh là người âm dương quân bình. Người quân bình phải là người có vóc dáng cân đối. Đây là điều kiện quan trọng nhất đối với người quân bình. Ai không đủ điều kiện cơ thể cân đối thì chưa phải là người quân bình.
Người ăn số 7 dài ngày đến mức gầy rộc là người đã mất quân bình. Khi cơ thể mất quân bình thì việc dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi là điều hiển nhiên.

Nhìn theo cách các bác sĩ
Nếu nhìn từ góc độ khoa học thì cũng lý giải được. Khi ăn số 7 hoặc nhịn ăn dài ngày, thì cơ thể gầy rộc- thể hiện sự thiếu chất nghiêm trọng. Khi thiếu chất thì hệ thống miễn dịch suy yếu là điều tất yếu nên việc bị bịnh khi “trái gió trở trời” là điều hiển nhiên.
 
NguồnNguyễn Khoa – Quân bình thực dưỡng
Lượt xem29/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng