Ăn sai

Ung Thư Dưới Góc Nhìn Thực Dưỡng

Cập nhật1445
0
0 0 0 0
Về cơ bản, ung thư là căn bệnh của tế bào. Những bệnh lây nhiễm diễn ra ở bên ngoài tế bào, còn ung thư xảy ra ở bên trong. Khi một tế bào bình thường biến đổi thành tế bào ác tính, đó là khởi điểm của ung thư. Tế bào ung thư xuất hiện khi dòng máu trong cơ thể bị axit hóa quá mức mà nguyên nhân bao gồm chất gây ung thư, hóa chất trong thực phẩm, các yếu tố môi trường và các yếu tố tâm lý.

Hàng tỷ năm về trước, khi sự sống bắt đầu từ lòng đại dương, nước biển có tính axit. Có nhiều CO2 hơn là oxy trong nước. Những cơ thể đơn bào đầu tiên đã tồn tại dưới điều kiện axit này. Sau đó, nước biển dần dần thay đổi sang môi trường kiềm, và những tế bào trong đó cũng thay đổi – đó cũng chính là loại tế bào cấu thành nên cơ thể con người ngày nay. Các tế bào trong cơ thể chúng ta tồn tại và hoạt động tốt nhất khi dòng máu ở môi trường kiềm nhẹ. Nếu cơ thể quá axit, các tế bào sẽ chết. Tuy nhiên, nếu máu bị axit nhẹ, các tế bào không chết đi mà tự biến đổi DNA để có thể tồn tại trong môi trường axit. Đó là khởi điểm của các khối u ác tính, bước đầu của bệnh ung thư.

Có 2 nguyên nhân tổng thể gây ra ung thư: một là ăn quá nhiều chất béo làm tắc nghẽn các mao mạch và hai là thận yếu không thể đào thải hoàn toàn những cặn bã axit sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những tế bào ung thư ban đầu có thể tồn tại trong cơ thể mà không phát triển thêm, trừ khi chúng được cung cấp dưỡng chất. Rất có khả năng bạn đang mang trong người những tế bào ác tính, nhưng nếu chúng không phát triển, bạn sẽ không chú ý đến. Bạn có thể chung sống cùng tế bào ác tính trong 25 năm mà chúng không phát triển. Vậy điều gì khiến tế bào ung thư phát triển?
Có 3 yếu tố khiến tế bào ung thư phát triển. Đầu tiên là ăn quá nhiều protein, nhất là protein động vật. Protein động vật cung cấp nguyên liệu xây dựng tế bào, vì vậy nếu bạn tiêu thụ dư thừa protein động vật, các tế bào ác tính sẽ dễ dàng phát triển hơn. Thứ hai là đường, chất làm ngọt, hoặc trái câycuối cùng là chất béo – đây là những thực phẩm cung cấp năng lượng cho tế bào phát triển. Đây là lý do tại sao thực dưỡng khuyên những người bị ung thư duy trì một chế độ ăn ít (nhưng vẫn đủ) protein, ít béo và nói “không” với đường đơn.



Một khi đã bị ung thư, hãy cực kỳ cẩn thận với đường và trái cây. Bao gồm cả trái cây và nước ép trái cây hữu cơ, siro mạch nha làm từ lúa mạch, siro gạo, cây thích và amasake (rượu nếp). Ở trường Vega, tôi biết một học viên bị ung thư ăn uống rất thận trọng trong 2 tháng. Cô gần như chữa lành bệnh. Rồi thì một ngày nọ, cô ăn dưa hấu. Ung thư bắt đầu phát triển ngay lập tức, và ngày tiếp theo người cô bị sưng phồng, đau đớn. Cô ấy đã nghe rất nhiều người nói rằng “Đừng lo lắng về trái cây, trái cây tốt, trái cây tự nhiên, tốt cho sức khỏe của cô”. Cô ấy ăn vì cô ấy thích, và tế bào ung thư đã phát triển trở lại. Bởi vì trái cây có đường trái cây. Đường trái cây, fructose, là dạng đường đơn tương tự như glucose. Nó ngay lập tức cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư, thậm chí còn nhanh hơn cả đường trắng. Chỉ trừ khi bạn đã hoàn toàn khỏe mạnh và được bác sĩ kết luận “không còn ung thư”, bạn có thể ăn một lượng rất nhỏ trái cây.
Theo quan điểm của tôi thì tế bào ung thư không bao giờ trở lại bình thường. Tuy nhiên, chúng có thể chết đi và bị trục xuất khỏi cơ thể. Vì vậy kể cả khi bệnh đã được chữa lành, chúng ta vẫn phải tiếp tục ăn uống thận trọng. Điều này tạo ra cơ hội để tất cả tế bào ác tính bị tiêu diệt và rời khỏi cơ thể. Quá trình này có thể mất 7 đến 8 năm. Đã có nhiều báo cáo ghi nhận những trường hợp chữa khỏi ung thư (căn cứ theo xét nghiệm y học) sau khi tuân thủ chế độ thực dưỡng trong vài năm. Thật không may, nhiều người trong số họ nghĩ là bệnh ung thư đã biến mất hoàn toàn và rồi họ quay trở lại với lối ăn uống cũ, đi ăn nhà hàng, hoặc ăn rất nhiều thực phẩm tự nhiên theo lối sành điệu và nghĩ rằng họ lại có thể ăn uống giàu dưỡng chất. Chẳng mấy chốc họ nhận ra bệnh ung thư đã trở lại trong một thời gian ngắn. Một số người vẫn kịp quay về với lối ăn uống thực dưỡng lành mạnh, số khác thì không may mắn như vậy.

Chế độ thực dưỡng để trị bệnh ung thư

Dưới đây là chế độ thực dưỡng đã được điều chỉnh để thích hợp hơn với bệnh nhân ung thư:
1. Ăn ít nhưng đầy đủ lượng protein. Khoảng 15-20 gam mỗi ngày từ ngũ cốc lứt, rau củ và súp miso. Vì dư thừa protein sẽ khiến ung thư phát triển, tôi khuyến nghị chế độ ăn hằng tháng chỉ gồm đậu azuki – xích tiểu đậu, 2 lần mỗi tháng. Tránh tất cả những loại đậu khác, đậu hũ, tempeh. Nếu thấy yếu người và mỏi mệt, có thể ăn một lượng nhỏ cá một lần một tuần. Tránh tuyệt đối tất cả thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, bao gồm cả trứng và sữa. Seitan (mì căn) có thể dùng mỗi tuần một lần, nếu muốn.
2. Ăn ít chất béo (1 muỗng cà phê dầu mè một ngày).
3. Ăn nhiều tinh bột phức hợp (50-60% tổng năng lượng). Bạn có thể tìm thấy chúng trong ngũ cốc lứt.



4. Ăn thực phẩm toàn phần. Chế độ ăn thực dưỡng cung cấp rất nhiều vitamin từ ngũ cốc nguyên cám, rau củ và rong biển. Thực dưỡng không khuyến khích dùng thực phẩm chức năng vì chúng không chứa tất cả những thành phần cần thiết để chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate. Chỉ có thực phẩm toàn phần tự nhiên mới chứa tỷ lệ vitamin chuẩn dể hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và tiêu hóa lành mạnh.
5. Thường xuyên ăn rong biển. Rong biển chứa nhiều thành phần tạo kiềm như canxi và magie. Những khoáng chất này là yếu tố chính quyết định một thực phẩm là âm hay dương, axit hay kiềm. Chế độ thực dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất giúp cân bằng âm-dương, axit-kiềm.



6. Dùng những thực phẩm đặc biệt như muối mè, mơ muối, rau củ muối cám, tekka, miso, tương đậu nành (shoyu hoặc tamari), và muối biển để kiềm hóa và dương hóa dòng máu. Duy trì nồng độ kiềm trong cơ thể là tối quan trọng để các tế bào hoạt động tốt và duy trì sức khỏe.
Một lưu ý quan trọng là những gia vị này nên dùng thường xuyên nhưng không quá nhiều, nếu không sẽ khiến cơ thể thèm nước, thèm trái cây, đồ ngọt, đạm, béo, và thèm ăn nhiều. Muối biển, miso và tương đậu nành nên dùng để nêm nếm khi nấu hơn là nêm vào thức ăn đã nấu xong. Trong nấu ăn, chúng được dùng để làm đậm đà thêm vị ngọt tự nhiên của ngũ cốc, rau củ và rong biển hơn là để tạo vị mặn. Nếu món ăn của bạn bị mặn, tức là bạn đã dùng quá nhiều hạt nêm hoặc những gia vị được kể trên. Súp miso là một món nên có vị hơi mặn một chút.
7. Uống nước càng ít càng tốt. Uống chủ yếu trà kukicha (trà cành già) ấm thì tốt hơn nước trắng và nước lạnh. Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân của họ uống càng nhiều nước càng tốt. Tôi đề nghị làm ngược lại. Điều này xuất phát từ thực tế là người Mỹ tiêu thụ một bữa ăn với 43% chất béo. Khẩu phần với lượng chất béo cao như vậy khiến cho huyết tương bị cô đặc, dễ dẫn đến tăng huyết áp. Để giảm huyết áp, bác sĩ khuyên uống nhiều nước. Chế độ thực dưỡng chỉ chứa khoảng 15% chất béo, vì vậy nếu bạn là người ăn thực dưỡng, máu huyết không đòi hỏi phải được pha loãng để có thể chảy thông qua các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Không uống quá nhiều thuốc bổ cô đặc vì tuần hoàn máu sẽ bị chậm lại để cung cấp những chất này đến 60 tỷ tỷ tế bào. Điều này tạo ra gánh nặng lớn lên tim và thận.
8. Ăn thực phẩm nấu chín. Nấu ăn có 3 mục đích: một là thay đổi thực phẩm thô khiến chúng dễ dàng được tiêu hóa hơn, nhất là ngũ cốc toàn phần. Thứ hai là i-on hóa các khoáng chất trong thực phẩm, đặc biệt là sodium chloride (NaCl), giúp cơ thể hấp thụ chúng qua các tế bào và gian bào. Nếu không nấu chín, các khoáng chất có trong thực phẩm sẽ không thể được hấp thụ qua thận. Thứ ba, nấu ăn khiến dòng máu dương hơn, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ oxy. Điều này cũng cho phép cơ thể sản xuất tế bào/máu thích hợp bằng cách biến đổi lượng magie trong diệp lục thành chất sắt.
9. Dùng một lượng thích hợp muối. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa nguyên tắc thực dưỡng và hầu hết các chế độ ăn uống khác là việc sử dụng muối. Sự khác biệt này bắt nguồn từ hiểu lầm rằng muối gây nên bệnh tim và huyết áp cao. Muối không thể gây nên bệnh tim và huyết áp cao nếu người đó không tiêu thụ quá nhiều chất béo (hơn 30% lượng ăn vào). Nguyên nhân cơ bản của bệnh tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và huyết áp cao là ăn quá nhiều chất béo. Phân tử chất béo cản trở các mao mạch nhỏ và khiến cholesterol bám vào thành động mạch. Đây là nguyên nhân cơ bản của bệnh tim. Khi hiện tượng này đã xảy ra, muối có thể làm tăng thêm áp lực, nhưng nếu bạn không ăn quá nhiều chất béo thì điều này không thể xảy ra được. Vì vậy, giảm muối mà không giảm chất béo thì cũng không giải quyết được vấn đề tim mạch.
Lý do chính tôi khuyên dùng muối là vì Natri là nguyên liệu tạo kiềm dương nhất và nó sẽ phòng ngừa những bệnh nhiễm khuẩn phức tạp như nấm candida, bệnh lậu, giang mai, mụn giộp, AIDS, …
Khi một người bị ung thư, người đó có xu hướng có 1 hệ thống miễn dịch yếu và dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút. Các bệnh nhiễm khuẩn làm cơ thể yếu đi và tế bào ung thư dễ phát triển hơn. Vì vậy, chúng ta phải giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư có thận yếu và không thể duy trì đủ lượng Na trong dòng máu để giữ nồng độ kiềm tự nhiên là 0.85% Na cô đặc. Nếu lượng Na cô đặc dưới mức 0.85%, vi trùng, vi khuẩn phát triển nhiều hơn, chúng đánh cắp glucose và oxy từ tế bào làm cho tế bào cơ thể yếu đi. Nếu một người như vậy ăn muối vào, thận quá yếu sẽ chỉ thải muối đó qua đường tiểu tiện. Vì vậy, lưu ý quan trọng là người yếu thận cần tăng cường lượng muối cô đặc trong dòng máu. Điều này không có nghĩa là tăng lượng muối trong chế độ ăn (việc làm này có thể làm thận yếu hơn). Một vài phương pháp sau có thể áp dụng cho người bị ung thư, nhất là thận yếu:
Làm mạnh quả thận
Áp nước gừng lên vùng thận, 2-3 lần một tuần.
Đi chân trần vào buổi sáng trên cỏ đẫm sương, nếu thời tiết cho phép
Giảm lượng muối.
Tắm hơi hằng ngày trừ khi yếu hoặc mệt mỏi, cho đến khi mồ hôi toát ra. Tắm hơi giúp thải loại chất béo qua đường mồ hôi. Khi lượng chất béo dư thừa được thải ra, da sẽ hỗ trợ tốt hơn cho cơ thể trong việc thải cặn bã. Điều này trợ giúp cho chức năng thận bằng cách tạo điều kiện cho thận nghỉ ngơi và dần dần hồi phục.
Tắm trong dung dịch nước chứa 1% muối (1 pound muối cho 12 gallons nước). Ngâm mình trong đó 20-30 phút mỗi ngày. Nước không nên nóng quá.
 – Herman Aihara –
 
Lược dịch : Thu Thảo

 
NguồnBếp thực dưỡng
Lượt xem28/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng