Dinh dưỡng

Nhịn ăn để chữa bệnh trong phương pháp ăn uống dưỡng sinh (Phần 2)

Cập nhật3349
0
0 0 0 0
Thời gian nhịn ăn cụ thể cho từng người.
Thời gian nhịn ăn chính xác của mỗi người được tính từ ngày bắt đầu nhịn ăn đến ngày mà người đó có cảm giác thèm ăn trở lại (bắt đầu sang giai đoạn đói ăn); thời gian này có thể vài chục ngày đến hơn 70 ngày. Nhưng để tạo dịp cho cơ thể thanh lọc và tự hồi phục tế bào người ta có thể áp dụng nhịn ăn 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 49 ngày… hoặc ít hơn nữa như một tuần một buổi; một năm một hay hai đợt nhịn ăn 7 ngày.
Đặc biệt để trị bệnh kết hợp với thực dưỡng, ta có thể phối hợp nhịn ăn rồi với ăn cơm gạo lức muối mè; hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn một ngày, hay vài ngày sau đó áp dụng thực đơn số 7 của Ohsawa, gạo lức muối mè, trong vài tuần đến vài tháng. Bước đầu một số tác giả nhận thấy có hiệu quả trên một số bệnh nhân có bệnh mạn tính như tiểu đường, phong thấp, hen, đau lưng, ung thư vú, tử cung, gan, dạ dày … Bệnh nhân áp dụng dễ dàng và dễ chịu hơn.

Sự chăm sóc và những điểm cần chú ý trong những ngày nhịn ăn.
Phép nhịn ăn không nên xem như một trò chơi hay một cuộc thánh đố; Mọi sự chăm sóc đều nhằm vào việc bảo tồn nguyên khí, tạo mọi điều kiện để cơ thể tự điều hòa, tự phân phối năng lượng, tự phục hồi và tự thanh lọc.

a. Sự nghỉ ngơi: cần thiết cho người đang cần được điều trị một bệnh nào đó. Nghỉ ngơi là ngừng hoặc giảm những hoạt động về thể xác và tinh thần (đọc, viết, nói, nghe đài …). Cơ thể càng được nghỉ ngơi, sức khỏe càng chóng hồi phục.

Đối với người không bệnh, muốn nhịn ăn để giảm cân, trẻ, khỏe; vẫn có thể hoạt động bình thường, nhưng khi nào thấy đói thì uống một ly nước; khi thấy mệt, thì phải luyện thở hoặc thư giãn 5-10 phút; phối hợp với vận động nhẹ như đi bộ 1-2 km hoặc (Như Mikulin, ở độ tuổi ngoài 70, mỗi năm nhịn ăn 1-2 lần, mỗi lần 7 ngày, trong thời gian nhịn ăn vẫn làm việc bình thường, chỉ uống nước nhiều lần, mỗi ngày 10 – 12 ly và đi bộ).
b. Những ảnh hưởng tinh thần: lần nhịn ăn đầu tiên dĩ nhiên là có những sự lo lắng, những băn khoăn, nghi ngại, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa. Người nhịn ăn sẽ có những cảm giác mới lạ trước kia chưa từng có. Bủn rủn, váng đầu, buồn nôn … và nhiều triệu chứng khác nữa có thể làm cắt ngang sự nhịn ăn một cách đáng tiếc. Sợ hãi sự nhịn ăn, ưu sầu về sự suy nhược đều cần phải loại bỏ. Thái độ vui tươi, tin tưởng, lạc quan là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thời gian nhịn ăn. Sợ chết đói mà nhịn đói thì nhịn làm chi cho khổ!

c. Sự ấm áp và không khí trong lành: một chai nước ấm để áp vào bàn chân cũng đủ giữ sự ấm áp cho người nhịn ăn (ở thời tiết lạnh); không khí trong lành cũng rất cần thiết trong thời gian nhịn ăn.

d. Sự hoạt động: nên vừa phải hoặc ít lại, nhất là đối với những người nhịn ăn với mục đích chữa bệnh. ở người khoẻ mạnh vẫn có thể tập thể dục buổi sáng bình thường, tốt nhất là tập dưỡng sinh, Yoga.

e. Uống nước và tắm: khi khát thì uống nước chín đã lọc; không cần uống nhiều; không uống nước đá lạnh; nên tắm nhanh với nước ấm.

Những điều cần lưu ý khi chấm dứt nhịn ăn.
Đối với người nhịn ăn triệt để, thời điểm chấm dứt nhịn ăn là lúc ta cảm thấy thèm ăn trở lại một cách liên tục (sau vài chục ngày không thấy đói), thì việc ăn lại phải thận trọng từng bước, từng ngày một trong một  tuần.
Ngày thứ nhất, mỗi giờ uống một tách nước gạo lức rang.
Ngày thứ nhì, mỗi hai giờ uống hai tách nước gạo lức rang.
Ngày thứ ba và thứ tư, có thể ăn cháo gạo lức rang, hoặc cháo gạo lức loãng nấu thật nhừ với một ít muối.
Ngày thứ năm, bắt đầu ăn cháo gạo lức đăc, hầm với đậu đỏ nấu thật nhừ với một ít muối. Không bao giờ ăn no.
Ngày thứ sáu và thứ bảy,vẫn còn dùng cháo gạo lức với đậu đỏ và thêm súp cà rốt, su, sữa thảo mộc
(đậu nành) …
Đến ngày thứ tám trở đi, tốt hơn hết nên ăn theo phép dưỡng sinh gạo lức muối mè gia giảm có thể có
cá, rau, đậu, …

Đối với người nhịn ăn có kỳ hạn vài ngày, thì sự ăn lại không thận trọng kéo dài như trên; nhưng vẫn theo những nguyên tắc ăn cháo gạo lức loãng trước, rồi chuyển sang cháo đặc, sau đó mới dùng cơm và không ăn nhiều, không ăn no, không ăn lại nhiều thức ăn đã làm rối loạn cơ thể như mỡ, nhiều thịt. Nếu nhịn ăn một thời gian rồi sau đó ăn uống như cũ để rồi nhịn ăn nữa, phỏng có phải là đeo đuổi một điều nguy hiểm không?

Mười điều ghi nhớ của người nhịn ăn.
1. Nhịn ăn là thuận theo tự nhiên, để âm dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại quân bình; các tế bào sẽ tự phân để nuôi dưỡng cơ thể; lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, cải tạo lại các tạng phủ, điều hòa lại khí huyết, phục hồi và cải thiện lại sinh lực. Điều cần nhớ tối yếu của người nhịn ăn là phải tự giác chấp hành, thực hiện thật nghiêm những điều đã quy định.

2. Trong những ngày đầu mới nhịn ăn, các tế bào đau yếu, các cặn axit uric, các độc tố của cơ thể, các chất thừa của tế bào sau khi bị đốt cháy được tiêu hủy và bài tiết từng đợt; do đó những triệu chứng lúc đầu như những sự khó chịu, váng đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân … không có gì đáng lo sợ, mà trái lại còn đáng mừng vì như vậy chứng tỏ rằng sự gột rửa, tẩy độc cơ thể đang được tiến hành thuận lợi.
Hãy bình tĩnh - cơ thể bạn đang thải độc đó

3. Cảm giác đói đôi khi rất mãnh liệt lúc mới đầu nhịn ăn, là một cảm giác đói giả mà ta không bao giờ nên yếu lòng nhượng bộ chiều theo. Đó chỉ là một sự đòi hỏi phát sinh do phản xạ kích thích các niêm mạc dạ dày và ruột. Cảm giác này không mấy chốc sẽ dịu lại rồi biến mất.

4. Trong lúc nhịn ăn nên tĩnh tâm, đừng để ám ảnh bởi ý nghĩ thèm ăn. Những tư tưởng này làm suy nhược tinh thần người nhịn ăn và làm trở ngại ý chí đeo đuổi đến cùng thời hạn nhịn ăn cần thiết.

5. Chất mỡ dư trong cơ thể không làm nên sức khỏe, sự sụt cân trong thời gian nhịn ăn chứng tỏ sự đào thải các tế bào bệnh tật, các mô vô dụng.

6. Trong thời gian nhịn ăn cơ thể cần những sự chăm sóc và giữ gìn vệ sinh chu đáo. phải sống nơi thoáng khí, không khí trong lành, đừng nhiễm khói thuốc lá. Tắm nơi kín gió bằng nước ấm hoặc lau bằng khăn đã nhúng nước ấm. Mỗi ngày phải tập thư giãn, khí công nhẹ hoặc đi bộ chút ít cho khí huyết lưu thông. Phải giữ cho cơ thể luôn luôn ấm áp.

7. Nên để cho thân tâm nghỉ ngơi, tránh sống xao động, nhứt là đừng thức đêm, giấc ngủ dù ngắn dù dài rất có tính cách bồi dưỡng.

8. Thời kỳ chuyển tiếp ăn uống trở lại nên ăn những thức ăn nhẹ. Điều đáng lưu tâm là không nên trở lại hoạt động quá sớm. Phải để cho tế bào mới được cải tạo có đủ thời giờ phục hồi sinh lực.

9. Trong thời gian nhịn ăn, không phải chỉ có thể chất mới nghỉ ngơi và cải tạo toàn diện, mà tinh thần cũng phải nghỉ ngơi và cải tạo bằng những tư tưởng trong sạch, cao quý.

10. Cuối cùng nhịn ăn phải là khởi điểm của một cuộc đời mới, chú trọng về tinh thần, về đạo đức hơn. Khi nhịn ăn dài ngày để chữa bệnh, phải nằm bệnh viện và được thầy thuốc có kinh nghiệm theo dõi.
 
NguồnGiáo trình Thực dưỡng - PGSTS BS Phạm Huy Hùng
Lượt xem16/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng