Sinh hoạt

Thói quen ăn nhanh gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Cập nhật2124
0
1 0 0 0
Ăn NHƯ THẾ NÀO quan trọng không kém ăn CÁI/MÓN GÌ. Ăn như thế nào bao gồm: thời gian thưởng thức một bữa/suất ăn, thời điểm ăn, ăn món nào để phù hợp buổi sáng/trưa/tối, xử lý tâm trạng trước khi ăn…..

Thông thường, con người ta cứ CHĂM CHĂM vào việc tìm món ăn- sao cho thiệt bổ và ngon nhưng “quên” đi nhiều yếu tố quan trọng khác như cách nấu, cách thưởng thức, thời điểm thưởng thức, ăn món thích hợp cho buổi sáng hoặc tối…. Các “giá trị” này bỏ qua,  không những không “phát huy” hết các chất được cho là bổ của món ăn mình bỏ công “sưu tầm”, mà có thể bị “tác dụng ngược”- tức là nhận kết quả xấu - nguy hại đến sức khỏe về lâu dài- khi đã có tuổi.

Nói một cách khác, cùng một món ăn nhưng một người ăn chậm nhai kỹ và một người ăn vội thì cho ra “kết quả” sức khỏe rất khác nhau. Chính vì biết rõ điều đó nên những người hiểu biết trong giới thực dưỡng thường nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc nhai kỹ. Họ thường khuyên nhai đến khi thức ăn thật nhuyễn trước khi nuốt, hoặc nhai mỗi miếng ăn ít nhất 50 lần.

Giới khoa học cũng bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về thời gian cho một bữa ăn. Theo đó, các nhà khoa học đã kết luận ăn mà nhai kỹ có rất nhiều  lợi ích cho sức khỏe và ngược lại ăn nhanh sẽ rất tác hại (thể hiện trong bài báo)
Sau 13 năm tìm hiểu thực dưỡng, tui đã dùng cơ thể U50 của mình để thử nghiệm việc ăn nhanh và nhai kỹ. Tui nhận thấy hôm nào nhai kỹ thì thấy sau bữa ăn rất nhẹ nhàng, không buồn ngủ, có thể nghỉ ngơi 15-20 phút là làm việc trí óc được. Hôm nào ăn vội thì sau bữa ăn thấy rất nặng nề (điều này tuổi trẻ còn nhiều sức khỏe có thể “lướt” qua nên không nhận ra), buồn ngủ, nghỉ cả giờ đồng hồ nhưng đầu óc vẫn còn “mê muội” (có thể do lục phủ ngũ tạng làm việc rất nặng).

TRẢI NGHIỆM KHÁC
Không chỉ “thử nghiệm” việc ăn nhanh- chậm, tui còn “thử nghiệm” thời điểm ăn.  Ví dụ hôm tui ăn vừa no từ 6h chiều thì cơ thể thấy rất ổn và 10h đêm ngủ ngon; hôm nào thử ăn vừa no từ lúc 8 giờ tối thì 11h khuya nê bụng không tài nào ngủ được. Điều này những người còn trẻ thường còn nhiều sức khỏe thường không nhận ra nên không ngần ngại ăn khuya – lâu dài sẽ tác hại lớn đến khi lớn tuổi.

Ngoài ra, thỉnh thoảng tui “theo dõi” tâm trạng trước bữa ăn của mình. Nhờ đó, tui cũng nhận thấy hôm nào tâm thế có vẻ “không vui” thì ăn hổng ngon và nê bụng. Ngược lại, hôm nào tâm thế zui thì ăn gì cũng thấy ngon.

Qua nhiều lần  “thử nghiệm” tui đi đến kết luận rằng ĂN NHƯ THẾ NÀO  cũng quan trọng không kém ĂN LOẠI THỨC ĂN GÌ. Sau khi kết luận tui cũng  nghiệm ra trong giới thực dưỡng  những người cứ “chấp” vào việc ăn món gì (có nhiều người cứ ca ngợi món nọ món kia, ví dụ như cơm lứt một cách “cực đoan”), thường không thấy hết được tầm quan trọng của việc ĂN NHƯ THẾ NÀO.

Khi một người thấu cảm tầm quan trọng của việc ăn như thế nào tương đương với ăn cái/món gì, có thể  là lúc “chứng ngộ” được nghệ thuật dưỡng sinh.

 
 
NguồnQuân bình thực dưỡng
Lượt xem16/05/2021
1 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

cách ăn

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng