Sinh hoạt

Vì sao bạn nên nhai kĩ?

Cập nhật2217
0
1 0 0 0
Một nhà cách mạng là ngài Gandhi, người giải phóng Ấn Độ khỏi tay thực dân Anh cũng ý thức được tầm quan trọng của việc nhai kỹ nên đã nói: Hãy nhai thức uống và uống thức ăn. Phương pháp thực dưỡng lại cho rằng mỗi miếng ăn nên nhai ít nhất năm mươi lần, thậm chí 100 đến 150 lần, vậy tại sao nhai kỹ lại quan trọng đến thế, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!

1. Nhai làm phân hoá thức ăn:
Các đồ ăn cứng sẽ bị vỡ ra thành từng mảnh vụn nhỏ nhất. Không ai có thể ăn vội vã và nuốt các loại hạt quả cứng mà không nhai bởi vì nó sẽ bị nghẹn ở cổ họng. Một miếng thịt nghẹn ở cổ họng có thể gây chết người. Thịt không thể dễ nuốt hoặc không thể tiêu hoá được trong dạ dày nếu không nhai. Thức ăn cần phải được nhai nhỏ cho nát ra và trộn với nước bọt.

Phần lớn thành phần trong thức ăn chúng ta là Carbs (tinh bột) nhưng có hai loại Carbs, mỗi loại được hấp thụ theo một cách riêng trong cơ thể chúng ta. Ngũ cốc, các loại củ, hạt là thức ăn quan trọng nhất, và chúng cần phải được nhai kỹ trong miệng. Miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hoá để phân giải Carbs thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận Carbs từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân huỷ và được nuốt xuống mà không cần nhai.
Nếu chúng ta không nhai kỹ, các men tiêu hoá không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza. Dạ dày không có các dịch tiêu hoá để phân huỷ Carbs, dạ dày bị biến thành cái thùng trộn. Nếu không có các men tuyalin trộn với Carbs, thì nó không được chuyển hoá tốt, kết quả nó gây sự đầy bụng, khó chịu cho dạ dày và ợ hơi. Tuyến tụy sản sinh ra một vài men tiêu hoá nhưng không đủ, các thức ăn ứ đọng sẽ đi xuống theo suốt quá trình tiêu hoá. Bạn có thể thử ăn ngô luộc không nhai mà chỉ nuốt rồi theo dõi chúng, khi đi cầu ngày hôm sau bạn sẽ thấy ngô còn nguyên vẹn trong phân.

2. Nhai kỹ làm kích hoạt toàn bộ hệ tiêu hoá.
Việc nhai thức ăn của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hoá vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.

Đồng thời việc nhai làm cho cơ thể thư giãn, chúng ta cần ăn uống không vội vã. Trạng thái thư giãn giúp cho quá trình tiêu hoá và nhai giúp cho việc tạo ra trạng thái này cả về mặt vật lý và tâm lý.

3. Nhai kỹ làm tăng phẩm chất của nước bọt.
Chúng ta biết rằng nước bọt rất quan trọng cho sự tiêu hoá nhưng thực ra tác dụng tốt của nó còn hơn thế nhiều. Con người có 3 cặp tuyến nước bọt, nghĩa là tất cả có 6 tuyến nước bọt. Các thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau.

Hai tuyến nước bọt mang tai thì to và tiết nước bọt nhiều nhất, khi chúng ta sử dụng hàm nhai nhiều lần mỗi miếng sẽ kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin (enzym chứa nước, còn gọi là men nước bọt) để tiêu hóa Carbs (cần lưu ý là dạ dày không tiêu hóa được Carbs). Một loại enzym nữa tiết ra từcác tuyến mang tai là parotin, hoạt hóa trao đổi chất của tế bào và giúp các mô và cơ quan phục hồi; hai tuyến dưới hàm tiêu hóa thực phẩm có dầu, có vị chua và tiêu hoá thịt; Hai tuyến dưới lưỡi là nhỏ nhất, tiêu hóa hoa quả và các đồ ngọt.

Ngay cả khi chúng ta không ăn, một số ít nước bọt vẫn thường xuyên được sinh ra để tạo môi trường ẩm ướt trong mồm. Sự cung cấp nước bọt này giống các vòi phun giữ cho miệng không bao giờ bị khô, nhưng cũng có khi nó không tiết nước bọt nữa. Nếu cơ thể mất nước hay tỉ lệ nước trong cơ thể bị sụt xuống quá mức, thì các tuyến sẽ không tiết nước bọt nữa làm cho ta có cảm giác khát khô cổ. Nhai kỹ còn kích thích a-mi-đan tác động tới tuyến yên tạo ra các tế bào T, bảo vệ chống lại ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật.

4. Nhai kỹ gia tăng mùi vị của thục phẩm. Mỗi miếng ăn có 3 mùi vị: đầu vị, giữa vị và cuối vị.
Nhờ thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả 3 loại hương vị của thức ăn này. Hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của thức ăn, nó là hương vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần có vị ngon nhất đối với tất cả mọi người. Nhưng con người không bao giờ nhận ra vị đậm đà thơm ngon của nó, bởi vì họkhông bao giờ nhai kỹ miếng cơm. Hãy cố gắng làm điều này. Có nhiều thức ăn mới đầu nhai thì rất ngon, nhưng về sau thì chẳng có mùi vị gì khi nhai kỹ. Hãy đón mừng thức ăn của bạn qua việc nhai kỹ chậm rãi hàng ngày.

5. Nhai kỹ làm cho bạn lựa chọn được thức ăn một cách tốt nhất.
Thịt đối với người này là ngon nhưng người khác phát hiện ra nó là độc nhờ việc nhai kỹ. Không có gì có thể bàn luận được về mùi vị thức ăn. Nó là vấn đề khẩu vị của từng người. Nhưng tôi không cho là như vậy. Sự lựa chọn thức ăn của chúng ta chủyếu phụ thuộc vào thói quen nên nó cần có sự hiểu biết. Mỗi nền văn hoá có các loại thức ăn truyền thống. Chúng ta lớn lên cùng các loại thức ăn đó và thói quen này rất khó từ bỏ. Chúng ta luôn muốn giữ lại nề nếp cũ với thức ăn.

Chúng ta đang sống và phát triển dựa vào các thức ăn hàng ngày và chúng ta muốn nhiều loại khác nhau. Mối liên kết này luôn tồn tại trong con người và trong thế giới tự nhiên. Khi chúng ta ăn thức ăn nhập ngoại, chúng ta thường không quen và cho rằng mùi nó hơi lạ. Thường hay xuất hiện một trào lưu từ các nghiên cứu dinh dưỡng, từ văn hoá hoặc quảng cáo rồi trở thành các thức ăn được ưa chuộng. Nhưng nếu chúng ta nhai kỹ, khẩu vị của chúng ta quay về khẩu vị tự nhiên, bạn sẽnhận ra mọi người không hề khác nhau, chỉ cần ăn ít thịt là đủ và bạn sẽ không còn quan tâm đến thức ăn tinh chế nữa.

Hơn thế ngay này có vài lại thức ăn còn chứa chất độc hoặc chất lượng kém mà khi ăn vào rất nguy hiểm. Nếu bạn nhai kỹ, mùi vị lạ sẽ cảnh báo cho bạn và các thức ăn như vậy sẽ không được tiếp nhận. Chúng ta thường chứng kiến được điều này.

6. Nhai kỹ làm giảm việc quá no.
Bệnh đái đường, béo phì và nhiều bệnh khác có liên quan đến việc ăn quá no. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều khiển sựăn uống quá độ này. Dạ dày là một cơ quan giãn nở, nó có thể chứa thức ăn gấp đôi bình thường. Thức ăn cần cho sự tồn tại và hoạt động nhưng bao nhiêu thì đủ và bao nhiêu thì quá tải? Điều này vượt ra ngoài sự hiểu biết và suy nghĩ của cơ thể chúng ta, thực sự chúng ta không cần quá nhiều thức ăn để tồn tại và hoạt động. Do vậy để điều chỉnh thói ăn no vô tội vạ và phụ thuộc khoái khẩu này, nhai kỹ là rất quan trọng. Nếu chúng ta nhai kỹ, dạ dày sẽ cảm thấy đầy khi nó chứa 80 – 90% dung lượng. Đó là tỉ lệ tốt nhất để giữ gìn sức khoẻ. Người hoạt động trí óc chỉ cần 70 – 80% dung lượng này. Nếu chúng ta bắt đầu lao động hay suy nghĩ ngay sau mỗi bữa ăn mà không có nghỉ ngơi, chúng ta sẽ phải ăn một số lượng thức ăn thích hợp. Thực hành này sẽ dẫn đến việc ăn thức ăn thích hợp đó.

Để giảm cân, tôi đề cập tăng số lần nhai lên gấp đôi. Cách tốt nhất để giảm số lượng nước thừa trong cơ thể là dùng nước bọt khi nhai kỹ. Để làm điều này cơ thểphải hơi chịu khát một tí, thay cho việc uống nước cơ thể tạo ra nước bọt tổ hợp với thức ăn và đi vào cơ thể. Nếu bạn không giảm cân, có nghĩa là bạn nhai chưa kỹ, chưa đủ số lần nhai. Hãy tăng lên 3 lần nếu chưa giảm, thậm chí hãy tăng số lần nhai lên 4 lần nếu cần thiết.

7. Nhai kỹ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật:
Phần đông bệnh đau dạ dày là do ăn nhiều, nuốt vội các miếng ăn to mà không chịu nhai, ăn quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia, cà phê, muối, uống trà quá nóng, hay ăn đêm (ăn muộn sau 7 giờ tối). Tất cả các điều này có liên quan đến thói quen ăn uống đặc biệt là vấn đề nhai.Nếu chúng ta ăn mà không nhai kỹ, các miếng thức ăn to sẽ tồn đọng lại trong dạ dày trong một thời gian dài và dạ dày tạo ra nhiều a xít tạo sự lên men gây ra nhiều khí độc làm cho bạn hay ợ hơi, nấc. Từ các triệu chứng nhỏ, các vấn đề lớn sẽ nảy sinh với dạ dày. Bánh mỳ, ngũ cốc và các loại thức ăn khác cần phải nhai kỹ đểthải bớt khí ga, nếu không nhiều hơi sẽ sinh ra không tốt cho dạ dày. Phần chính của ruột được cấu tạo để lựa chọn và hấp thu các thức ăn đã được phân huỷ tốt và đẩy các chất không tiêu xuống dưới. Nên các chứng bệnh về đường ruột thường hay xảy ra ở vùng này.

Có nhiều loại thức ăn được đưa vào ruột nên ở đó có nhiều trục trặc xảy ra, và ở đó có nhiều vấn đề phức tạp. Để tiêu hoá được nhiều thức ăn ứ đọng ở đó, các chất xơ đóng một vai trò quan trọng để tác động vào ruột. Khi ăn thịt thì thịt bị ứ đọng ở đó tạo ra các vi trùng hủy hoại thành ruột và hủy hoại các tế bào khác của cơ thể.

Các vi trùng tả, lỵ, thương hàn đi vào qua miệng và gây nên các chứng bệnh tiêu hoá. Các vi rút viêm gan và bại liệt cũng tấn công cơ thể qua đường miệng, ngay cả các loại a xít mạnh trong dạ dày cũng không thể phân ly các mẩu thức ăn lớn. Cho nên chúng cần phải được nhai kỹ và nước bọt là công cụ tốt cho việc tấn công các loại vi trùng xâm nhập cơ thể từ thức ăn.
(Axít & Kiềm – Herman Aihara/ thucduong.vn)

 
 
NguồnBếp thực dưỡng
Lượt xem18/07/2021
1 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng