Ăn sai

Bí mật về táo bón – những lý thuyết đi ngược thời đại

Cập nhật1059
0
0 0 0 0
Hai năm sau, lại có thứ để viết thêm về bệnh này, để có thêm góc nhìn và hiệu quả hơn. Trước kia, tôi biết ở dạng lý thuyết, chưa gặp nhiều trường hợp thực tế. Nhưng ngày càng gặp thêm những trường hợp mà dường như không có nơi nào giúp được họ nữa, họ mới tìm đến tôi. Một vài trường hợp đã chụp tin nhắn đăng. Cơ bản, có những trường hợp cứ ăn vào là nôn; có những trường hợp đang đi đường mà phải tìm chỗ đi gấp vì không thể kìm nổi, ngày đi mấy lần, đi bất cứ nơi đâu, may mà họ ở khu vực rừng Đà Lạt nên đi đâu cũng được…

Về cơ bản, chúng ta (dân ngoại đạo) có một sự nhầm lẫn về bệnh này nên từ cách (tự) chữa đến cách ăn uống đều nhầm lẫn làm cho bệnh không khỏi và có chiều hướng lệ thuộc, xấu đi.

Nói về táo bón, thường chúng ta chỉ cho rằng táo bón nghĩa là phân cứng, không ỉa được thì mới gọi là táo bón. Không ai cho rằng táo bón mà lại phân nát cả. Thực tế ngày nay, 99% người lớn bị táo bón lại là táo bón phân nát. Nghe thật không tin nổi - phân nát làm sao mà gây ra táo bón được. Đúng là theo nghĩa của từ TÁO BÓN thì chúng ta đang hiểu đúng - khô táo và tắc bí. Nhưng từ táo bón không nói đúng về tình trạng bệnh mà đa phần người lớn bị. Có thể nói chúng ta đang dùng nhầm từ.

Vào thời xa xưa – thời kỳ đói kém, con người ta thường ăn quả xanh, uống nước lã nên mới bị táo bón cứng. Ngày nay, bệnh tật có phần chuyển biến khác trước, con người không bị táo bón kiểu ngày xưa nữa. Ngày xưa, hệ đường ruột của người ta khỏe hơn bây giờ. Bị táo bón thường là do ăn cái gì đó dương quá mà gây ra nóng, khô táo mà bị táo bón. Ngày nay, táo bón không còn ở dạng nguyên nhân đó nữa. Thực tế, nếu bị táo bón do nóng, khô táo thì nó sẽ tự hết khi mình không ăn những thứ gây ra khô táo nữa (đắng, cay). Nó chỉ là một trạng thái do thức ăn gây ra rồi qua đi khi thức ăn đó hết. Táo bón đó không phải là bệnh, chỉ là hiện tượng. Ngày nay, táo bón là bệnh – là bệnh mạn tính. Nghĩa là bị táo bón trường kỳ, lâu dài, chữa không khỏi, ăn kiểu gì cũng không đỡ, và bệnh có tiến triển nặng và chuyển sang các thể khác. Nhầm lẫn thứ nhất là nhầm về tính chất bệnh – giữa một thứ mang tính hiện tượng, giai đoạn do thức ăn và một thứ là bản chất, mạn tính lâu dài do đại tràng đã suy yếu.

Ngày xưa, táo bón hầu hết là bị ở trẻ con chứ người lớn không thấy ai bị tắc đít cả. Nhưng ngày nay người lớn bị rất nhiều. Hai đối tượng này có thể trạng khác nhau nên thể bệnh khác nhau. Ở trẻ con, cơ thể dương nóng, thường dễ bị táo bón. Phần lớn táo bón ở trẻ là do chúng ăn mất cân bằng, nhiều đứa uống sữa quá nhiều, nhiều đứa không chịu ăn rau… Cách xử lý thông thường đối với trẻ là cho bọn chúng ăn hoa quả, ăn rau nhiều lên. Cách này có kết quả. Còn người lớn, chả ai thiếu ý thức đến mức ăn thiếu rau hoa quả cả mà thậm chí bây giờ là thừa rau thừa hoa quả. Thể trạng của ngưới lớn bị táo bón là thể trạng âm hàn chứ không phải dương nóng như trẻ. Thế nên táo bón ở trẻ khác với táo bón ở người lớn. Nhưng lại chỉ có một từ TÁO BÓN để ám chỉ về tình trạng bệnh nên mọi người đã đánh đồng 2 thể bệnh với nhau. Nhầm lẫn thứ 2 là nhầm lẫn về đối tượng người bị bệnh – giữa người lớn và trẻ con.

Có một số kha khá đứa trẻ bây giờ táo bón không phải là do ăn uống mà gây ra, không phải kiểu táo bón dương. Có một nguyên nhân khác gây ra táo bón đó là sức khỏe của đứa trẻ quá yếu. Sự vận hóa thức ăn, bài tiết quá kém, đường ruột chúng yếu và không co bóp đẩy phân ra như bình thường được. Chúng ta phải nhìn vào thể trạng hay cơ địa đứa trẻ để biết nó ở trạng thái nào mà áp dụng cách nào. Thường những đứa này bị gầy còi và yếu. Với những đứa trẻ hệ đường ruột yếu kém, sự co bóp của đại tràng kém mà lại ăn nhiều hoa quả, uống nhiều sữa thì tình trạng sẽ càng tồi tệ thêm. Với cả người lớn cũng y như vậy.

Táo bón ở người lớn hầu hết, nếu không muốn nói là 100%, không phải là táo bón dương, không phải là táo bón giống như tất cả mọi người nghĩ (bao gồm cả các chuyên gia về tiêu hóa). Và mọi người luôn áp dụng cách chữa táo bón ấy (dương) cho các trường hợp này. Thật là một sai lầm lớn! Các phác đồ, các bài viết trên mạng đều nhầm lẫn. Nó chỉ càng làm cho bệnh con người ta thêm nặng và dần dẫn đến một kết quả là đi phẫu thuật trĩ. Vậy thì, cái loại táo bón mà đa phần con người bị bây giờ là táo bón gì?

Hai loại táo bón
Táo bón dương 
Trước hết nói về loại táo bón dương, là loại táo bón mà tôi nghĩ hầu hết mọi người hiểu là về loại này. Đó là loại táo bón phân cứng, màu vàng, phân cứt dê, viên vón cục. Thường xảy ra ở trẻ con. Đặc trưng của loại này là phân màu vàng (điều này quan trọng) và kiểu cứt dê (viên nhỏ nhỏ). Loại táo bón này đường ruột vẫn rất khỏe, đi xong thì rất sạch, đít không có dính nhoe nhoét gì cả, thậm chí chả phải chùi. Táo bón dương là do ăn uống mất cân bằng, ăn nhiều những thứ có tính co rút, nóng, đắng vd ăn nhiều đạm động vật, ăn nhiều thức cay nóng chiên rán nướng, ăn thiếu rau, ăn ổi xanh... Đối với trẻ nhỏ, cơ thể dương nóng, nếu chúng ăn như người lớn thì chúng cũng dễ bị táo bón. Thế nên, với trẻ nhỏ, cho ăn thiên về thảo mộc. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là cho chúng uống nhiều sinh tố. Uống nhiều sinh tố lại gây ra các vấn đề khác vd như đờm rãi, mũi họng. Thảo mộc ở đây phần lớn là ngũ cốc, rau củ chứ không phải hoa quả, hoa quả chỉ là phần nhỏ.

Loại táo bón này thì cơ thể hay sức khỏe đường ruột vẫn tốt, chưa có gì phải lo, chỉ cần điều chỉnh ăn uống chút là được. Tuy nhiên, nếu cứ để tiếp diễn mãi, thì đường ruột dần bị tổn thương, dần bị dãn ra, và đến lúc nó sẽ yếu và dẫn đến không phục hồi được. Lúc đó sẽ thành bệnh táo bón kinh niên. Tôi sẽ không viết nhiều về vấn đề táo bón dương, vì các cách mọi người đang làm và đang hiểu về táo bón dương đang đúng. Cơ bản, cần nhận biết táo bón ở dạng nào để xác định đúng mà giải quyết.

Táo bón âm
Vấn đề chính của chủ đề này là táo bón âm. Táo bón âm là loại táo bón không phải do ăn các đồ dương nóng, đắng cay, co rút mà bị, nghĩa là nó không phải do ăn uống mà bị, nó là do sức khỏe của đường ruột mà bị, nghĩa là đã thành bệnh. Còn táo bón dương kia mới chỉ là hiện tượng, chưa thành bệnh như táo bón âm. Táo bón này do hệ đường ruột đã quá yếu không bài tiết nổi phân, đại tràng mất khả năng co dãn nên khả năng co bóp tống phân ra ngoài yếu hoặc mất hẳn. Táo bón âm là táo bón của sự tắc nghẽn thực sự. Phân nằm mãi trong ruột đến mức không còn chỗ chứa nữa thì tự nó ra chứ không phải do đại tràng co bóp vận chuyển nó ra. Thế nên, đối với loại táo bón này, thường đoạn đầu cứng và rất to, to đến nỗi rách cả hậu môn. Là bởi vì phân đọng lại dồn lại quá lâu và quá nhiều. Phân ở trong bụng quá lâu và nó bị cứng lại do mất nước (đại tràng có chức năng hút nốt phần nước trong phân). Đoạn sau nát là bởi vị nó chưa bị hút nhiều nước, nát và ướt là bởi vì những người bị chứng bệnh này thực ra đại tràng đã bị tã và ướt lạnh, phân không còn chuẩn, tiêu hóa có vấn đề. Bản chất của những người này là phân tã nát ướt, nếu đi đều hàng ngày sẽ là như vậy (nát ướt đen), còn những ai bị táo bón thì đoạn đầu sẽ khô cứng, đoạn sau sẽ nát ướt.

Đặc trưng của táo bón âm đó là phân sẫm màu, màu nâu xanh đen và dính, phân không thành khuôn, tã nát ướt ở cuối. đi xong không sạch. Điều đó thể hiện là hệ đường ruột kém, lạnh. Đối với bệnh này dùng từ táo bón thì không chính xác, nên gọi là thấp bón, nghĩa là bón mà ẩm ướt lạnh.

Đối với người ăn nhiều đạm động vật, phân rất phức tạp. Do đạm động vật là thức ăn dương, gây co rút, dễ bám dính, khó đào thải, dễ gây ra dạng táo dương. Vì hệ đường ruột (đại tràng) lại vốn yếu nên càng khó để đào thải hay tống phân ra ngoài. Thế nên, những người này vừa táo âm vừa táo dương, phân đi dính bết nhoe nhoét và đi không hết, không sạch. Cơ bản là hệ đại tràng sẽ rất bẩn và rất dễ bị polyp đại tràng.
NguồnBí mật thực dưỡng
Lượt xem28/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

táo bón

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng