Ăn sai

Bạn vẫn đang ảo tưởng về sức khỏe của mình (Phần 1)

Cập nhật3037
0
0 0 0 0
Chúng ta hãy cùng trắc nghiệm xem, bạn có nghĩ bạn mắc bệnh? Có bệnh? Không bệnh (tức là khỏe 100%)? Hay bạn đang trong giai đoạn giả khỏe mạnh? Tin tôi đi, bạn chỉ đang giả khỏe mạnh thôi? Vậy giả khỏe mạnh là gì? Và tại sao lại phải làm một bài trắc nghiệm như vậy? Bạn hãy đọc bài viết này đến cuối để có được câu trả lời nhé!

Hiểu đúng về “giả khỏe mạnh”
Vì ở đây chúng ta đang đề cập đến một khái niệm rất quan trọng - giả khỏe mạnh. Trước tiên, cụm từ “giả khỏe mạnh” là cụm từ rất thông dụng được dùng rộng rãi, người không học ngành y, người có học ngành y, sinh viên, bác sĩ, chuyên gia y tế đều hay dùng. Đến cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization) là tổ chức chăm lo sức khỏe cho cộng đồng nhân loại toàn cầu cũng công bố tỷ lệ người thuộc nhóm giả khỏe mạnh. Các con số thống kê của WHO cho chúng ta thấy trên thế giới này chỉ có 5% người thuộc nhóm khỏe mạnh, 20% thuộc nhóm mắc bệnh, số còn lại 75% thuộc nhóm giả khỏe mạnh. Tiếp đến, chỉ khi chúng ta hiểu được bản chất của giả khỏe mạnh thì chúng ta mới thực sự hiểu đúng về sức khỏe của bản thân mình, mới thấy được tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc sức khỏe hàng ngày mọi lúc mọi nơi của bản thân.
Khái niệm “giả khỏe mạnh” do ai phát minh ra không quan trọng, chỉ biết là ba từ “giả khỏe mạnh” đã hại chết không biết bao nhiêu người. Chúng ta thấy mệt mỏi, đuối sức, thế tức là giả khỏe mạnh, có người nhức đầu chóng mặt, mất ngủ cũng liệt vào đối tượng giả khỏe. Vì thế mà nhiều người chết mà không biết vì sao mình chết. Mọi người vẫn mở miệng nói giả khỏe mạnh là cái giỏ, không xác định được là cái gì thì cứ vứt vào cái giỏ đó. Khái niệm mập mờ không rõ ràng về giả khỏe mạnh đã hại không biết bao người vì nó đã che mờ những hiểu biết và nhận thức về bệnh tật của chúng ta. Nhưng đáng tiếc là đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không đưa ra được định nghĩa rõ ràng dễ hiểu về giả khỏe mạnh. Tổ chức WHO chỉ nói với chúng ta rằng giả khỏe mạnh là trạng thái giữa khỏe mạnh và bệnh tật, hay còn có tên gọi là “hội chứng mệt mỏi mãn tính” hay “trạng thái thứ 3”. Cách định nghĩa như vậy có ý nghĩa gì trong việc giải thích về khái niệm giả khỏe mạnh? Khái niệm này vô cùng quan trọng với chúng ta, không thể gọi tên một cách mơ hồ như vậy. Chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ bản chất của giả khỏe mạnh vì hơn thế việc mổ xẻ thực chất của khái niệm này là hoàn toàn không khó.
Cuộc đời con người rất đơn giản, nghĩ mà xem, cuộc đời vốn chỉ có hai trạng thái, tôi chia làm trạng thái trong viện và trạng thái ngoài viện, tức là tình trạng trong bệnh viện và tình trạng ngoài bệnh viện, bạn không ở trong bệnh viện thì tất nhiên bạn phải ở ngoài bệnh viện. Thông qua hình vẽ dưới đây, bạn có phát hiện ra rằng dưới góc độ là khỏe mạnh, con người thường qua lại giữa hai trạng thái khỏe mạnh và bệnh tật. Có nghĩa là cả cuộc đời mỗi người chúng ta đều đang đi trên con đường dẫn đến bệnh viện (Hình 1). Một đầu là khỏe mạnh 100%, đầu kia là bệnh tật, vậy thì đoạn giữa chính là trạng thái mà mọi người vẫn hay gọi là “giả khỏe mạnh”, đúng vậy không?

Vậy cuối cùng giả khỏe mạnh là gì? Lấy một ví dụ bạn sẽ hiểu ngay. Nhiều người nghe nhắc đến bệnh mạch vành, vậy bệnh mạch vành là gì? Đó là hiện tượng động mạch đưa máu về tim bị tắc nghẽn (y học gọi là tắc động mạch vành), khi bị tắc tới 70% (hình 2) bạn sẽ thấy khó chịu, triệu chứng tức ngực, khó thở, tim đập mạnh bắt đầu xuất hiện. Khi đó bạn sẽ vội vàng đi bệnh viện khám và bác sĩ chẩn đoán động mạch của bạn bị tắc nghẽn tới 70%, kết luận bạn bị bệnh động mạch vành. Vậy xin hỏi, có phải khi bác sĩ hạ bút kết luận bạn bị bệnh “động mạch vành” thì lúc đó động mạch của bạn mới tắc nghẽn 70% hay không? Câu trả lời rất rõ ràng, chắc chắn không phải. Tôi muốn nói với bạn rằng, để động mạch của bạn tắc nghẽn 70% là cả quá trình “nỗ lực” mấy chục năm của cơ thể mới có được. Mạch máu của bạn có thể bắt đầu bị tắc nghẽn ngay từ khi bạn mới vài tuổi. Vậy thì khi mạch máu của bạn tắc tới 40%, bạn có cảm nhân được không? Bình thường bạn chẳng thấy gì hết, chỉ khi bạn tức giận hay làm việc nặng thì mới có biểu hiện tức ngực và mệt mỏi. Thế nhưng khi mạch máu bạn tắc nghẽn 40% thì bạn có được coi là bị bệnh không? Tất nghiên là bạn bị bệnh rồi, vì khi bạn mới sinh ra đâu có bị tắc nghẽn. Điều này cũng có nghĩa là trong giai đoạn này, mặc dù bạn đang có bệnh, nhưng bạn không cảm nhận được. Khi mạch máu của bạn không bị tắc nghẽn chút nào, đây là trạng thái khỏe mạnh 100%, nhưng khi tắc nghẽn 70% bạn bắt đầu cảm nhận được tình trạng bệnh, đến lúc này bác sĩ mới chẩn đoán bạn bị bệnh mạch vành. Từ đó, khái niệm “giả khỏe mạnh” mà chúng ta thường nói chính là giai đoạn từ lúc mạch máu chúng ta chưa bị tắc chỗ nào cho đến khi tắc 70%.

Ví dụ này cho chúng ta thấy khái niệm “giả khỏe mạnh”” mà chúng ta thường nói là không chính xác, nên đổi cách gọi là “giai đoạn đầu của bệnh tật”, càng không phải là “hội chứng mệt mỏi mãn tính” hay “trạng thái thứ 3”. Vậy thì, khi ở trạng thái “giả khỏe mạnh”” không có nghĩa là bạn chưa có bệnh mà bạn đang ở “giai đoạn đầu của bệnh tật”, hoặc “giai đoạn phi lâm sàng của bệnh tật”, bạn có thể không thấy  chứng gì, nhưng bạn đã mắc bệnh.  Do đó, cụm từ “bệnh tật” ngày nay mọi người dùng phải gọi là “giai đoạn cuối cùng của bệnh tật” hoặc “giai đoạn lâm sàng của bệnh tật”. Khi bạn gặp một người bạn và hỏi “bạn sao thế?” và người đó trả lời “tôi bệnh rồi, phải đi bệnh viện thôi!”, thực ra người bạn này đã ở trạng thái giai đoạn cuối của bệnh tật. Bạn hãy nghĩ xem mọi người xung quanh bạn hầu hết đều để đến tình trạng không chịu được nữa mới đi bệnh viện. Vì vậy bạn phải nhớ rằng, không phải chỉ có ung thư mới chia giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối mà tất cả các loại bệnh đều có giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Tất cả những bệnh mà phải vào bệnh viện điều trị thì đều được coi là giai đoạn cuối của bệnh đó, bởi vì nếu cơ thể bạn vẫn chịu được thì bạn đã chẳng đến bệnh viện!
Trong quá trình mầm bệnh phát triển tại sao bạn lại có giai đoạn không chịu nổi? Lúc này chúng ta đề cập đến bản chất của “giả khỏe mạnh”. Thực ra bản chất của giả khỏe mạnh là quá trình làm tiêu hao những dự trữ trong cơ thể. “Dự trữ” ở đây có nghĩa là gì? Là đợi để được sử dụng. Bình thường, chúng ta đem tiền gửi ngân hàng gọi là “cất giữ”, có thể gọi là cất giữ tiền bạc, tức là khoản tiền này đợi để được chúng ta sử dụng sau này. Quốc gia không chiến tranh, có cần phải sản xuất tên lửa không? Cần, để dùng lúc cần, nhỡ có chiến tranh thì phải có vũ khí dự phòng. Cơ thể chúng ta cũng có cơ chế dự phòng như vậy. Chúng ta hãy xem những bệnh nhân phải thay thận, họ vẫn sống khỏe với một quả thận còn lại, vậy sao tạo hóa phải sinh ra hai quả thận cho con người? Đấy chính là dự trữ. Lại lấy ví dụ, bạn có hai lá phổi, phổi trái và phổi phải, bạn đang đứng nói chuyện nhẹ nhàng, cơ thể bạn có thể chỉ cần dùng đến một nửa lá phổi mà thôi. Vậy một lá phổi rưỡi còn lại làm nhiện vụ gì? Đợi để được sử dụng. Một lát sau bạn đi chạy, một nưa lá phổi không đủ để bạn dùng, lúc này phải dùng đến nửa còn lại, vẫn còn dư một lá phổi nữa, cái này lại đợi để được sử dụng. Bạn nghĩ mà xem, nếu như bạn chỉ có 1/2 lá phổi thì chỉ cần bạn vận động mạnh một chút là cơ thể đã có biểu hiện tức ngực thở gấp, bởi vì bạn không có dự trữ. Nếu như hai lá phổi của bạn được dự trữ tốt thì bạn thích vận động kiểu gì cũng được. Nhưng nguy hiểm cũng từ đấy mà ra. Ví dụ, có một ngày phổi phải của bạn xuất hiện một đốm gì đó (Hình 3a), chỉ là một đốm rất nhỏ thôi, nhưng vì bạn có dự trữ nên đốm này không ảnh hưởng gì đến chức năng hô hấp của bạn, bạn cũng không có biểu hiện tức ngực khó thở gì cả. Và cũng chính vì bạn không cảm nhận được nên bạn không biết phổi mình mọc lên đốm đó, và tất nhiên bạn cũng không đi bệnh viện khám. Bệnh tật đều xuất hiện như vậy, bạn không để ý đến nó, nó sẽ tiếp tục phát triển to lên (Hình 3b), lúc này bạn vẫn chưa biết. Nó lớn to hơn chút nữa, bạn vẫn không cảm nhận được, nó sẽ lại to dần lên, to dần lên cho đến một ngày (Hình 3c), tất cả dự trữ của bạn đã bị dùng hết, lúc này bạn mới cảm thấy có triệu chứng tức ngực khó thở và vội vàng đi bệnh viện.
Bác sĩ kết luận bạn bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Do đó, có dự trữ là một điều rất tốt nó giúp chúng ta có nhiều lựa chọn trong mọi hoạt động cơ thể, chính vì các bộ phận của cơ thể đều có dự trữ nên chúng ta mới được làm những gì chúng ta muốn, mới cho chúng ta cơ hội thách thức mọi giới hạn và sinh ra các hoạt động thể thao trong thế vận hội Olympic. Các vận động viên thể thao vẫn đang làm công việc là sử dụng dự trữ, thách thức quá trình dự trữ tối đa của cơ thể. Chúng ta vẫn hay nói khả năng tiềm ẩn của con người, chính là nói đến chức năng dự trữ tiềm ẩn của con người, chính là nói đến chức năng dự trữ của các bộ phận cơ thể, khơi dậy tiềm năng của con người chính là quá trình chúng ta trưng dụng một lượng lớn những dự trữ trong người. Nhưng mặt khác, dự trữ cũng dẫn đến kết quả không mong muốn vì nó không tạo ra những triệu chứng nhận biết giai đoạn đầu của hầu hết các bệnh, từ đó dẫn đến chúng ta khó phát hiện ra bệnh, ví dụ bệnh mạch vành, ung thư giai đoạn đầu.

 
NguồnDinh dưỡng học thất truyền - TS BS Vương Đào
Lượt xem28/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng