Dinh dưỡng

Thế nào là một cơ thể quân bình?

Cập nhật1047
0
0 0 0 0
Cơ thể quân bình là một thể trạng lành mạnh mà mọi thành phần cấu tạo hòa hợp theo một tỉ lệ hài hòa, không một thành phần nào chiếm ưu thế hay bị yếu kém do đó sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những khả năng chuyển hóa sẵn có trong cơ thể hoạt động thuận lợi và phát triển tới mức độ tối ưu của nó.

Có 2 loại cơ thể quân bình:
  1. Loại cơ thể quân bình BỀN do chính khả năng chuyển hóa sẵn có của cơ thể tạo thành nhờ sự ổn định của tinh thần, thực phẩm nuôi dưỡng thích hợp và cơ thể vận động điều hòa và cơ thể vận động điều hòa. Loại quân bình bền này giúp cơ thể có tính chất chịu đựng cao, giúp khả năng chuyển hóa của cơ thể hoạt động hữu hiệu tới mức tối đa và lâu dài.
  2. Loại cơ thể quân bình kém bền hơn tạo bởi những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như thuốc tạo từ hóa dược, những máy móc hay dụng cụ điều trị hổ trợ. Loại quân bình bền này trong đa số trường hợp những yếu tố như hóa dược, dụng cụ, thường thay thế các chức năng chuyển hóa trong cơ thể, hậy quả là cơ thể phải hoàn toàn tùy thuộc vào các chức năng chuyển hóa trong cơ thể, hậu quả là cơ thể phải  hoàn toàn tùy thuộc vào chúng trong một thời gian nhất định với những phản ứng phụ khá bất lợi cho cơ thể về lâu dài luôn kèm theo.

Tiêu chuẩn để biết một cơ thể quân bình (thước đo quân bình cho một người). 

Về mặt sinh lý:
  1. Tiêu hóa tốt, không dễ bị ngoại cảm hay các chứng dị ứng về da, về thời tiết, về thực phẩm, về môi trường sống. Phân thải ra không nhão, không khô quá. Đối với người ăn thực dưỡng thì phân nổi trên mặt nước do chỉ còn chất xơ sau khi toàn bộ dưỡng chất được cơ thể hấp thụ hết.
  2. Ăn ngon, ngủ ngon, không cảm thấy mệt mỏi, uể oải vô cớ, dễ ngủ trong mọi trường hợp, giấc ngủ sâu và ít mộng mị.
  3. Không dễ bị rối loại về chức năng như nhức đầu, sổ mũi, đau nhức cơ bắp; không dễ bị ngoại cảm hay dễ bị dị ứng với thời tiết, khí hậu, thực phẩm
Về mặt tâm lý:
  1. Không dễ bị rối loạn về cảm xúc như bị stress, hay dễ bị nổi nóng, dễ bực mình, dễ gây gỗ, dễ tranh cãi chỉ vì những nguyên nhân không quan trọng, hay chỉ vì tâm lý dao dộng nhẹ hoặc khi phải đương đầu với những việc khoogn thuận ý thường xảy ra đối với hầu hết mọi người trong cuộc sống.
  2. Không dễ bị rối loạn về thần kinh như bi quan, chán đời, trầm cảm, sa sút tinh thần, chán sống, dễ đi đến tự tử chỉ vì những nguyên nhân nhỏ không thực sự quan trọng, không dễ bị bỏ cuộc khi chưa tận dụng hết mọi khả năng, dễ sống hòa hợp được với mọi người xung quanh, không cảm thấy cô độc.
  3. Không dễ bị rối loạn về phán đoán như hoang tưởng, tâm thân phân liệt; không tập trung được, mất trí nhớm bệnh tâm thần.
Về mặt tổng thể:
  1. Sức khỏe lành mạnh và cơ thể lành mạnh và cơ thể phải có sức chịu dựng cao và cơ thể thường phải thích nghi với hầu hết mọi hoàn cảnh thay đổi khác biệt.
  2. Tâm lý chịu đựng cao, dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh hoặc những việc bất thuận ý với mức độ sâu rộng. Không thường có quan điểm cực đoan, cố chấp, độ tài, độc đoán. Thường có quan điểm cởi mở, không có ý tưởng một chiều, sẵn sàng xem xét chấp nhận quan điểm đối nghịch với mức độ thông cảm và hiểu biết.
Các điều kiện để tạo lập quân bình cho cơ thể:
  1. Ổn định tinh thần thường xuyên (tọa thiền, tĩnh tọa, cầu nguyện, trầm tư, tập trung tư tưởng,..).
  2. Áp dụng thực dưỡng hàng ngày (nhịn đói, nhai kỹ, chỉ ăn thuần ngũ cốc lứt trong một thời gian nhất định, lựa chọn thực phẩm thích hợp, kiêng cử, thường dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không dùng một loại thực phẩm cá biệt trong một thời gian dài với số lượng nhiều).
  3. Vận động cơ thể đều đặn ( tùy thuộc công việc, đi, đứng, nằm ngồi ngủ nghỉ chỉ cần cân phân).
  4. Luyện tập khí công (luyện khí điều tức, tập taichi, dịch cân kinh, quyền cước..)
  5. Sinh hoạt tình dục thích hợp điều độ (theo thể trạng cá nhân, theo sinh hoạt và cấm kỵ)
  6. Thuận theo môi trường sống (thời tiết, khí hậu nóng, lạnh, gió nhiều, ít, khô, ẩm,..)
  7. Áp dụng mọi thứ nêu trên tùy thuận theo cơ địa cá nhân (thể trạng, phái tính, tuổi tác, bịnh trạng, thời điểm, giai đoạn, phương thức sử dụng, điều kiện kinh tế,…)
Một số thí dụ áp dụng thực dưỡng tiêu biểu (không nhất thiết phải áp dụng theo một cách máy móc)
Để tạo một chuyển biến mạnh khi tạo lập quân bình cho cơ thể bằng thực dưỡng, có thể thực hiện 7 bước như sau:
  1. Nhịn đói chỉ uống nước lọc duy nhất trọng một thời gian ngắn nhất định (từ 1 tới 3 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể đang không bị suy kiệt quá dài trước đó.
  2. Sau khi nhịn súp từ loãng tới đặc rồi ăn cháo, từ từ chuyển sang ăn thuần ngũ cốc lứt với muối mè (nếu ăn phù hợp với cơ địa) trong một thời gian ngắn nhất định (từ 1 đến 10 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể không bị phản ứng quá mức chịu đựng.
  3. Theo dõi số cân nặng và huyết áp.
  4. Tạm thời kiên cữ những thực phẩm làm chậm quá trình tạo dựng môi trường quân bình cho cơ thể như sử dụng hóa chất chế biến trong thực phẩm, thực phẩm có dược tính không phù hợp với bịnh trạng…
  5. Nhai thật kỹ khi ăn
  6. Sau khi ăn kiêng xong 10 ngày (ít hay nhiều hơn tùy cơ địa dựa theo số tụt cân và huyết áp) thì có thể ăn thêm rau tươi, đậu hạt, khoai củ, cá, chút dầu…với điều kiện biết chọn thực phẩm thích hợp với bệnh trạng, cơ địa, môi trường sống, khí hậu, thời tiết,…
  7. Sinh hoạt tình dục phù hợp với cơ địa, thời điểm, không phạm cấm kỵ, theo đúng quy luật sinh lý…
  8. Vận động cơ thể mỗi ngày cho ra mồ hôi để thúc đẩy quá trình biến dưỡng, chuyển hóa và bài tiết trong cơ thể được thuận lợi và nhanh chóng như luyện tập khí công, điều tức luyện khí, tọa thiền, thể dục, tập thái cực quyền, dịch cân kinh, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,...với điều kiện những môn này phù hợp với thể trạng cá nhân.
Riêng việc sử dụng thức ăn: các điều kiện đủ để lập lại quân bình cho một người làm việc văn phòng và cho một người lao động cật lực ngoài đồng ruộng có phần khác nhau, cho một người trẻ tuổi và người trọng tuổi, cho lúc bình thường và khi đau ốm, cho người có da có thịt dư cân và người gầy ốm, như thế không thể dùng duy nhất một phương cách cố định nào để có thể cho tất cả lập lại quân bình.
Ngoài ra chúng ta còn phải biết tính năng, tính dược của từng loại thực phẩm. Ví dụ:
  • Khổ qua (mướp đắng) tạo môi trường tốt cho người bị tiểu đường dễ phục hồi nhưng không tốt cho người bệnh đau khớp.
  • Linh chi, nấm có thể tốt người ăn thịt cá mà không tốt cho người ăn chay.
  • Cũng vậy cơm gạo lứt ròng với muối mè (hoặc không muối mè) hoặc với tương cổ truyền dễ đem lại quân bình nhất trong khi cơ thể còn chất dự trữ (kể cả những chất dữ trự mà cơ thể không thể tổng hợp được như các loại axit amin...), nếu kéo dài quá chỉ ăn gạo lứt và muối mè thì cơ thể rất dễ bị mất quân bình.
  • Thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau, thể trạng khác nhau thì tất nhiên cách gia giảm thực phẩm, sinh haojt cũng phải khác nhau. Ví dụ: một người phụ nữ vừa lấy chồng không thể ăn uống sinh hoạt giống như một thời gian mang thai sau đó để cùng có được một thể trạng quân bình. Thức ăn, sinh hoạt để tạo môi trường thuận lợi để cơ thể quân bình cho một người sống tại vùng nhiệt đới hoàn toàn khác với một người sống ở vùng Hàn đới.
NguồnLương y Trần Ngọc Tài
Lượt xem10/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng