Dinh dưỡng

Tác dụng gạo lứt với người bệnh tiểu đường

Cập nhật849
0
0 0 0 0
Đối với người bị bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, tác dụng gạo lứt mang lại giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Ngoài ra nếu ăn gạo lứt đúng phương pháp có thể hỗ trợ đẩy lùi được căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Tác dụng gạo lứt ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
Gạo lứt là sự lựa chọn hoàn hảo trong chế độ ăn uống của người tiểu đường. Trong đó, thành phần dinh dưỡng của gạo lứt chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, là một sự thay thế tuyệt vời cho cơm trắng với lượng carbohydrate cao. Gạo lứt là sự lựa chọn hoàn hảo trong chế độ ăn uống của người tiểu đường
Với người bị đái tháo đường, khi lựa chọn thực phẩm trong khẩu phần ăn thường chú trọng đến chỉ số đường (GI), nhằm hạn chế tăng lượng đường trong máu. Và chỉ số đường huyết của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100, là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình. Chính vì vậy, họ nên ăn gạo lứt cùng với thực phẩm nhiều chất xơ, có chỉ số lượng đường thấp, nguồn protein và chất béo lành mạnh.

Không những vậy, tác dụng gạo lứt giúp điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu nhờ vào chất hemoglobin có trong lớp cùi của hạt gạo được chuyển hóa thành glycosyl-hóa, hỗ trợ cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở người bệnh. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể. Tác dụng gạo lứt còn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu do có hàm lượng magiê cao hơn, cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tác dụng gạo lứt với những biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khác cho cơ thể. Nhưng đừng lo, tác dụng gạo lứt sẽ giúp bạn phòng ngừa các biến chứng đó. Với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ cùng các chất như carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol hexaphosphate(IP6)…có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu LDL, triglyceride, đồng thời tăng cholesterol tốt HDL, tăng bài tiết chất béo… Ngoài ra, nhờ vào coenzyme Q10 mà tác dụng gạo lứt tác động tích cực đối với áp suất máu và cholesterol, cải thiện những chức năng của cơ tim, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và bảo vệ tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường dùng gạo lứt thay cơm trắng sẽ ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy; đồng thời sterol và sterolin trong loại gạo này có tác dụng quan trọng với hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, vi rút, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa. Bữa cơm của người tiểu đường nên dùng gạo lứt cùng với rau củ kho, hấp hoặc luộc để tốt cho sức khỏe Chưa dừng lại ở đó, thường xuyên dùng gạo lứt sẽ giúp người bệnh thải độc trong cơ thể cùng với Acid alpha Lipioc có tác dụng hỗ trợ điều trị xơ gan, ngộ độc kim loại nặng, nấm độc…
 
Người bị bệnh tiểu đường có nên dùng gạo lứt muối mè?
Với cách ăn số 7 hay ăn gạo lứt muối mè không những giúp cơ thể đào thải chất độc, mà còn là phương pháp ăn hỗ trợ phòng và điều trị nhiều bệnh, trong đó có cả tiểu đường.  Trong các loại thực phẩm, gạo lứt mang tính quân bình âm dương, chính vì vậy khi cơ thể bị hư âm lâu ngày nên dễ sinh bệnh, tác dụng gạo lứt để đào thải độc cải thiện đường huyết, giảm lượng axit uric và giúp cân bằng âm dương khi ăn trong vòng 49 ngày.

Quan trọng hơn, khi ăn số 7, người bệnh không được dùng thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác ngoài gạo lứt nói riêng và các loại hạt cốc nguyên cám nói chung thì mới mang lại hiệu quả.  Ăn gạo lứt không thôi sẽ dẫn đến tình trạng có thể thiếu đạm chất béo, chính vì vậy nên dùng 1 chén cơm gạo lứt với 1 muỗng cafe muối mè được trộn theo tỷ lệ 1 muỗng muối và 20-25 muỗng mè là tốt nhất. Ngoài ra có thể thay thế bằng tương tamari, miso để bổ sung các chất đó. Trong khi ăn, cần nên nhai kỹ cho đến khi chuyển hóa hạt gạo thành nước rồi mới nuốt để “nghiền nát” hạt cơm giúp cơ thể hấp thụ tối ưu lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng quý trong hạt gạo, tiêu hóa tốt thức ăn.

Cần kết hợp ăn số 7 với các phương pháp hỗ trợ để chữa bệnh khác như thiền định, tập khí công,… để tinh thần và thể chất của bạn được nghỉ ngơi, cân bằng lại trạng thái. Có như vậy thì cơ thể mới dần được hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Nếu người bệnh vẫn còn lo âu, bận rộn với hàng tá công việc hằng ngày mà không biết cách thư giãn và rèn luyện thể chất khiến tinh thần căng thẳng thì tác dụng gạo lứt khi ăn số 7 sẽ bị phản ngược lại.
 
Nếu bạn không thể áp dụng số 7 lâu dài thì có thể áp dụng cách ăn thực dưỡng bình thường là dùng gạo lứt với rau củ cùng các loại đậu được chế biến đơn giản, ít dầu mỡ chất béo để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống đa dạng nhưng phải đảm bảo cân bằng, hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn cùng với tác dụng gạo lứt có trong khẩu phần ăn hằng ngày là chìa khóa giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, cải thiện sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.

 
 
NguồnThực dưỡng Khai Minh
Lượt xem10/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng