Sống thọ

Thân thổ bất nhị - bí quyết trường thọ

Cập nhật3426
0
0 0 0 0
Người dân Hanza sống ở thung lũng Hunza cao 3000 mét so với mực nước biển, được bao quanh bở những ngọn núi lớn và gần như biệt lập với thế giới. Người bộ tộc này sống thọ trên 100 tuổi rất phổ biến, nhiều người hơn 130 tuổi vẫn giữ sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn. Tuổi thọ trung bình của người dân lên đến 125 tuổi. Người Hunza không mắc các bệnh thời hiện đại như ung thư, tiểu đường, tim mạch  bằng cách nào đó họ có hệ thống miễn dịch tự nhiên và không bị mắc các căn bệnh truyền nhiễm.

Ngôi làng có tên Bama thuộc khu tự trị dân tộc Dao ở tỉnh Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, từ lâu được gọi là “làng trường thọ”. Theo số liệu thống kê, cứ 100.000 cư dân tại đây thì có tới 31 người sống trên 100 tuổi. Chính bởi vậy, làng Bama đứng thứ 5 trên thế giới về tuổi thọ. Đây cũng là nơi rất nhiều người nghỉ hưu muốn chuyển tới sinh sống. Một trong những người già nổi tiếng ở làng Bama là cụ Huang Ma Song Mei, 106 tuổi. Ở độ tuổi này nhưng bà vẫn cùng con trai 77 tuổi và con cháu điều hành một nhà nghỉ của gia đình.

Và điểm chung ở 2 ngôi làng trên là không khí trong lành, nguồn nước tinh khiết, ánh nắng dồi dào. Điều góp phần lớn trong “bí mật trường thọ” chính là chế độ ăn. Họ ăn thực phẩm có sẵn ở địa phương, thực phẩm tự trồng, rau chiếm khẩu phần lớn trong bữa ăn, ít thịt, không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ sống lành mạnh cũng góp phần giúp cuộc sống vui vẻ, tránh xa bệnh tật.

Thân thổ bất nhị - một trong những bí quyết trường thọ

Con người và môi trường sống hợp nhất với nhau, vì vậy khi một cơ thể gọi là khỏe khi có nhịp sinh học cân bằng với chu kỳ biến đổi của môi trường thiên nhiên. Muốn duy trì trạng thái này, điều quan trọng là ta phải sử dụng những thực phẩm thiên nhiên có sẵn tại địa phương, vì thực phẩm là cái gạch nối giữa con người và thiên nhiên, nói văn vẻ hơn là “cái cầu nối liền con người với vũ trụ”.
Thật ra, thiên nhiên đã giúp con người trong việc lựa chọn thức ăn; cụ thể là phần lớn thức ăn địa phương đều phù hợp, cần thiết cho sự sống con người.
Còn thức ăn ít phù hợp đều bị thiên nhiên hạn chế khả năng sinh sản.
Thí dụ: nước ta là một xứ nhiệt đới, nên nông nghiệp phát triển thuận lợi, cung cấp cho nhân dân ta nhiều thức ăn nguồn gốc thực vật tươi mát, trái lại việc chăn nuôi khó khăn hơn nên sản lượng thịt (thức ăn sinh nhiều nhiệt lượng) rất thấp.
Khi ta dùng nhiều thức ăn đem đến từ nhũng vùng khác khí hậu, nhịp sinh học của ta bị rối loạn, mất quân bình với môi trường thiên nhiên, có thể bị suy yếu dễ mắc bệnh.Vì vậy ta cần tận dụng thức ăn địa phương.

Ngoài ra khi dùng thức ăn được trồng trọt, nuôi dưỡng và chế biến thiên nhiên, ta sẽ không hoặc ít bị nhiễm những chất hóa học có độc tính như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng gia súc, các hóa chất tổng hợp thêm vào thức ăn. Theo các chuyên viên sinh hóa, nồng độ của các loại chất độc này tăng lên gấp đôi khi được cây cỏ hấp thu, và khi con người ăn những cây cỏ này, chất độc này tăng lên gấp 4 lần trong cơ thể.
Ăn thức ăn thiên nhiên chưa bị tinh chế, ta sẽ hấp thụ được nhiều chất bổ hơn. Thí dụ: lớp cám và mầm gạo chứa nhiều chất béo, chất đạm, sinh tố, chất khoáng và những dược chất qúy như xê-len chống ung thư, axit phytin có tác dụng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, glutation chống phóng xạ nguyên tử ...Thêm vào đó thúc ăn thô có nhiều chất xơ là chất có ích cho sự tiêu hóa, bài tiết và chống sự tích lũy cholesterol trong máu.


 
NguồnNgọc Đặng Bến Đình (tổng hợp)
Lượt xem10/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng