Sống khỏe

Ngày đèn đỏ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn biết cách ăn uống để quân bình cơ thể

Cập nhật1809
0
0 0 0 0
Ngày đèn đỏ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn biết cách ăn uống để quân bình cơ thể

Mỗi lần tới kỳ kinh, chị em phụ nữ hầu như rất khổ sở vì tâm lý không được ổn định, rồi cơ thể “phản chủ”, lúc đau bụng, lúc thì lại chuột rút. Việc áp dụng Thực dưỡng cũng có thể giúp chị em giảm những triệu chứng này trong kinh nguyệt, nhưng mỗi người mỗi khác nên hiệu quả có thể khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên hiểu hơn về bản chất của Kinh nguyệt để có thể tự điều chỉnh, đối phó cho sự kiện trọng đại mỗi tháng một lần này.

Các chị em hãy đọc bài này thật kỹ, vì trong đây có 2 dòng quan điểm hơi khác nhau một chút. Mỗi người có cái lý riêng của họ, nhưng cuối cùng làm như thế nào thì vẫn là do mình và lắng nghe chính cơ thể của mình thôi ạ!
Trước khi bàn về việc ăn uống đối với kinh nguyệt, thì mình cần có chút kiến thức cơ bản về kinh nguyệt đã ạ. Nhiều khi là mình cứ thấy máu chảy thành sông mỗi tháng vậy thôi chứ cũng không rõ cơ chế nó thế nào.
Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản (theo wikipedia). Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt từ khi dậy thì (tầm 12 tuổi trở lên) và kỳ mãn kinh (không còn kinh nữa vào tầm 50 tuổi).


Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày



Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như sau:
Ngày 1-7: Hành kinh
Trong thời gian này, nội mạc bị loại bỏ và đây chính là kinh nguyệt. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.
Ngày 8-11:
Niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên để chuẩn bị làm “tổ” cho trứng.
Ngày 12-17: Rụng trứng
Thời kỳ rụng trứng
Ngày 18-25:
Nếu trứng không được thụ thai thì tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.
Cũng trong thời gian này cho tới ngày 28, nội mạc tử cung bắt đầu tách ra và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Khi đã hiểu được chu kỳ đặc biệt này diễn ra thế nào, thì ta có thể bắt đầu xem cách ăn uống ra sao trong chu kỳ kinh nguyệt để chị em đỡ mệt mỏi.
Trong cuốn sách “Chế độ ăn uống ngừa ung thư” (The Cancer Prevention Diet) (trang 224), tác giá Michio Kushi có nói rằng: “Tình trạng chuột rút có thể mất dần trong 2-3 tháng ăn uống Thực dưỡng cân bằng”. Đối với mỗi người, chế độ ăn uống này có thể có ích hoặc không, tuy nhiên chắc chắn là Thực dưỡng giúp phần điều hòa kinh nguyệt trong các tháng. Trong trang sách này, tác giả cũng đưa ra vài lời khuyên trong việc ăn uống khi tới kỳ kinh.

“Để có kinh đều thì người phụ nữ cần thay đổi chế độ ăn uống trong 2 nửa đầu tháng kinh. Trong 2 tuần đầu tiên, giữa kỳ kinh và kỳ rụng trứng, phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh có lá đậm với nhiều ngũ cốc và những thứ đồ ăn bổ dưỡng mà cơ thể mình thèm muốn.


 
 Trong 2 tuần cuối, giữa kỳ rụng trứng và kỳ kinh tiếp theo, phụ nữ nên giảm lượng đồ ăn quá chín và đồng thời cắt giảm đồ ăn làm từ động vật để cơ thể được thoải mái. Nếu không làm như vậy thì cơ thể họ sẽ thèm đồ ngọt, hoa quả, nước hoa quả, salad và những đồ ăn nhẹ khác. Để tránh trường hợp này thì phù nữ nên ăn rau củ nấu sơ và nên nêm nếm gia giảm ít đi. Những món ăn như bánh gạo nếp mochi, củ quả hay cơm rượu Nhật amasake rất tốt cho việc giảm thèm đồ ăn “cực đoan”.”

Lý giải cho kinh nguyệt không đều là:
“Đây là kết quả của việc ăn uống không cân bằng. Ví dụ, nếu kỳ kinh ít hơn 28 ngày, thường điều đó chỉ ra là cơ thể đang bị Dương (yang) quá do ăn quá nhiều đồ ăn từ động vật và những thức ăn nhiều năng lượng. Nếu kỳ kinh dài hơn trung bình, tới khoảng 32 hay 35 ngày, thì người phụ nữ có thể đang ăn quá nhiều đồ Âm (yin) như đồ ngọt, hoa quả và chế phẩm từ bơ sữa. Cả 2 tình trạng này đều có thể điều chỉnh được bằng một chế độ ăn chứa chủ yếu ngũ cốc và rau củ.”

“Chuột rút thường bị gây ra bởi việc ăn quá nhiều đồ ăn từ động vật, đặc biệt là thịt, cá, trứng và chế phẩm từ sữa kết hợp với nhiều đường, đồ uống có gas, bột tinh luyện và các thực phẩm chế biến hóa học khác.”

Tuy nhiên Kushi chưa đề cập đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hay cách ăn uống nào để chữa chuột rút ngay tức thời. Những điều mà Kushi nói có tác dụng về mặt lâu dài, nhưng lại chưa đưa ra được những phương pháp nhanh chóng hay chỉ ra nguyên nhân khoa học đằng sau tác dụng của Thực dưỡng. Những khía cạnh này được đề cập nhiều hơn bởi 1 tác giả nữ tên là Jessica Porter (đúng là phụ nữ có khác, hiểu nhau hơn hehe).

Trong một cuốn sách khác nói về kinh nguyệt – “The Hip Chick’s Guide To Macrobiotics” (trang 265-266), tác giả nữ Jessica Porter có mô tả kinh nguyệt theo khái niệm Âm Dương như sau:

“Giữa kỳ kinh và kỳ rụng trứng, tử cung sẽ “sửa chữa” lớp nội mạc của nó. Cơ thể lúc này sẽ tập trung năng lượng cho việc này và tập trung nang trong buồng trứng. Giai đoạn này có tính Dương hơn là Âm.” Điều này có nghĩa là ta cần ăn uống với nhiều thực phẩm Âm (yin) hơn và nó cũng đúng với quan điểm của Kushi về hoạt động cơ thể trong nửa đầu của kỳ kinh.

Porter tiếp tục bàn luận chi tiết hơn về giai đoạn Âm (yin):
“Trong thời kỳ rụng trứng, thái cực Dương lại trở thành thái cực Âm”.
Có thể nói đây là cách lý giải riêng của Porter về định lý thứ 11 trong 12 Định Lý Của Nguyên Tắc Hợp Nhật “Khi đạt tới cực độ, Âm sản sinh ra Dương và ngược lại.”
“Nếu trứng không được thụ thai thì cơ thể sẽ trở nên Âm hơn để chuẩn bị lột bỏ lớp nội mạc, và giai đoan sau sẽ đưa ra dấu hiệu hooc-môn để bắt đầu kỳ kinh.”

Vì vậy mà trong giai đoạn rụng trứng này ta cần bổ sung thức ăn Dương để cân bằng thực dưỡng. Nếu bạn có thèm nhiều đồ ăn Âm (socola, đường, đồ uống có cồn) thì lý do là cơ thể bạn đang trong thời điểm phù nề/đầy hơi nhất. Và nếu bạn ăn những đồ này, thì thực chất ra bạn lại đang làm tình trạng của mình tồi tệ hơn.

Tiếp theo đó, Porter khuyên rằng ta có thể giảm hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách giảm đồ ăn Dương:
“Cắt giảm hay bỏ hẳn lượng cá và chế phẩm từ động vật.
Giảm lượng muối, các loại dưa muối và gia giảm nhẹ đi.
Giảm hoặc bỏ hẳn các loại bánh mỳ và các đồ ăn nướng có sử dụng bột mỳ.
Tránh đường trắng, nhưng hãy ăn đồ ngọt có chứa syrup gạo, mạch nha và syrup gỗ thích.
Chú trọng ăn rau xanh và nấu nướng nhẹ hơn bình thường.
Có thể giảm lượng ngũ cốc nguyên cám. Chú trọng nhiều hơn vào rau củ quả và ngũ cốc.
Ăn những món ngũ cốc nhẹ hơn như hạt bulgur, cút cút (couscous) và mỳ.
Ăn một ít hoa quả.
 


Nếu bạn cảm thấy sức khỏe mình tốt thì có thể ăn 1 chú kem đậu nành socola hay uống 1 chai bia/một ít rượu sake.”
Tựu chung lại thì Porter khuyên phụ nữ trong kỳ kinh nên giữ độ Âm trong cơ thể đồ ăn Thực dưỡng chất lượng đảm bảo. Bà cũng gợi ý 1 thứ nước uống để giảm chuột rút, đau bụng kinh nguyệt:
Nước uống Daikon
1/2 cốc củ cải trắng nạo
1/2 cốc nước suối sạch
1-2 giọt tương shoyu
Đun sôi củ cải trắng và nước, sau đó cho shoyu vào. Cho nhỏ lửa và để sôi liu riu vài ba phút. Ăn/uống khi hỗn hợp đã nguội đủ để dùng.
Củ cải trắng có thể làm giảm cơn thèm đồ Âm mà không phải ăn những thứ “quá” như socola, cà phê hay một vài thứ như Porter có đề cập tới trước đó (kem đậu nành, bia, rượu). Một vài phụ nữ cho hay là họ dễ bị chuột rút hơn khi uống hơn 2 cốc cà phê/ tháng trước và trong kỳ kinh của mình. Ngoài nước daikon thì mình có thể “chữa cháy” với cà phê decaf hoặc socola nóng.
Trong thực tế thì hội chứng tiền mãn kinh hay chuột rút xảy ra do nhiều yếu tố hội tụ, chứ không phải do mỗi chế độ ăn uống. Còn áp lực trong cuộc sống, do di truyền gia đình, hay do mình lười tập thể dục cũng có thể làm kỳ kinh của phụ nữ không mấy dễ chịu. Thêm nữa, cơ thể mỗi người và môi trường sống của mỗi người khác nhau nên những gợi ý ở trên hoàn toàn mang tính tham khảo.
Những động tác yoga cơ bản giúp làm dịu cơn đau bụng kinh và chuột rút



(Nguồn: charmedyogi)
Lược dịch và tổng hợp từ nguồn: Dirk Benedict Central Forum
 
*** BÍ QUYẾT NHỎ:
 
Có một bí quyết cho người phụ nữ nếu muốn làm chậm ngày có kinh thì trong những ngày đầu tiên khi vừa có kinh, mỗi sáng lúc bụng đói uống 5 hạt đậu đỏ sống với nuớc trong 7 ngày : tháng sau đó ngày có kinh sẽ chậm lại 5 – 7 ngày; nếu dùng liên tiếp, khi đến tháng thứ 3 ngày hành kinh sẽ ngắn lại 2 tuần. Nói cách khác, khi muốn kéo dài ngày hành kinh bằng hạt đậu đỏ sống chỉ nên dùng tối đa trong 2 tháng, sau đó nghỉ vài tháng trước khi áp dụng lại.
 
(Bí quyết từ Nhà thực dưỡng Lương Trùng Hưng)
NguồnBếp thực dưỡng
Lượt xem30/05/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng