Góc nhìn tác giả

Dạ dày và đường ruột của bạn sẽ như thế nào khi ăn quá nhiều thịt?

Cập nhật1471
0
0 0 0 0
Cách đây vài tháng, khi gọi về nhà tôi mới nghe mẹ kể câu chuyện cô phía trên nhà bị ung thư đại tràng và chạy chữa tại Sài Gòn. Việc chữa trị ung thư tốn kém vô cùng từ việc tiền thuốc bệnh, thuốc khỏe, tiền phẫu khẩu, xạ trị…cho đến chi phí đi lại, ăn ở. Người bệnh mệt mỏi khó chịu, người chăm bệnh cũng chẳng khá khẩm hơn. Tất cả gánh nặng từ kinh tế và tinh thần đè nặng lên người bệnh và gia đình. Khi đó mới thấy thương làm sao!!!

Tôi chợt bàng hoàng nhớ lại lúc trước bên ngoài cô còn khỏe mạnh lắm mà, nhưng thực ra nó chỉ là trạng thái “giả khỏe mạnh” mà mọi người vẫn hay lầm tưởng. Chúng ta thường mẫn cảm với những thay đổi bên ngoài nhưng lại lơ đi những thay đổi bên trong. Những thay đổi về dạ dày hay đường ruột không thấy được, nên thường người ta chỉ đối phá bằng mấy lý do có lệ” “chời ơi, có chết liền đâu mà lo, dù sao cũng chưa đau nên có sao đâu mà”. Và khi bệnh trở nên trầm trọng rồi thì chúng ta mới thấy hối hận.

Vì vậy sau đây tôi sẽ cho bạn biết, khi các bạn tiếp tục ăn thịt, trong dạ dày và đường ruột của bạn sẽ xảy ra những thay đổi gì.

Chế độ ăn cơm trắng, nhiều thịt động vật, ít rau rất nghèo chất xơ, quá nhiều chất béo và cholesterol. Nếu tiếp tục ăn thịt, lượng phân đi cầu sẽ ít đi, thành dạ dày cũng sẽ cứng và dày lên. Để đào thải lượng phân ít ỏi này ra ngoài đòi hỏi ruột phải thực hiện nhu động nhiều hơn mức cần thiết. Nói cách khác, vì nhu động quá nhiều khiến các cơ thịt cấu thành nên đường ruột trở nên dày và to hơn, đồng thời ruột cũng trở nên cứng và ngắn hơn.

Khi thành ruột dày hơn, khoảng không bên trong sẽ hẹp lại. Ruột vừa cứng vừa hẹp sẽ làm áp suất bên trong tăng lên. Phân lâu ngày trong ruột không được tống ra bên ngoài sẽ tạo thành khí bên trong. Nếu cứ tiếp tục bổ sung chất béo động vật, cơ thể sẽ hấp thụ lượng lớn protein, tạo thành lớp mỡ dày quanh ruột. Tất cả các yếu tố trên đều khiến áp lực lên thành ruột tăng lên. Khi áp lực lên thành ruột tăng lên, sẽ xuất hiện tình trạng niêm mạc bị đẩy từ bên trong hướng ra ngoài. Hiện tượng này tạo nên các vết lõm như cái túi hay còn được gọi là “túi thừa trong ruột”.

Khi xuất hiện tình trạng này, đường ruột rất khó đẩy phân ra ngoài dù là một lượng phân rất nhỏ. Kết quả dẫn đến tích tục “phân đóng khối” bị ứ đọng ở đại tràng trong thời gian dài. Thường thì phân đóng khối sẽ bám chặt vào thành đại tràng, tuy nhiên, nếu có túi thừa trong đại tràng, phân đóng khối sẽ tích trong các túi thừa hay ở cái nếp gấp đại tràng sẽ sinh ra độc tố, tạo ra các polyp có thể thay đổi cấu trúc tế bào ở các bộ phân này. Khi các polyp phát triển sẽ dẫn đến ung thư. Đường ruột xấu đi dẫn đến các bệnh đại tràng như ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm túi thừa…

Đường ruột là nơi tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng để đưa vào máu và nuôi sống cơ thể. Vì vậy, cũng chẳng có gì bất ngờ khi nhiều người có đường ruột xấu thường mắc các bệnh liên quan khác. Thực tế, những người có đường ruột xấu thường mắc các bệnh liên quan đến thói quen sống như u xơ tử cung, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, béo phì, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…

 
Nếu bạn thấy những chia sẻ này hay, đừng quên nhấn nút “like” bên dưới để mình có động lực chia sẻ thêm những kiến thức thú vị đến bạn nữa nha. Còn nếu bạn thấy những kiến thức này bổ ích, mang lại giá trị cho cộng đồng thì đừng ngần ngại “share” để cho người thân, bạn bè, những người xung quanh được biết nhé!
Các ơn độc giả của mình rất nhiều!!!
NguồnNgọc Đặng Bến Đình (tổng hợp)
Lượt xem16/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng