Âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương và sự cân bằng cuộc sống

Cập nhật1917
0
0 0 0 0
Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm. Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng.

Học thuyết âm dương là gì?

Học thuyết âm dương là một tư tưởng triết học xuất hiện thời đại Ân Thương của Trung quốc, nó thể hiện phản ánh thế giới khách quan tự phát và chủ nghĩa duy vật chất phác của triết học cổ đại. Từ khoảng  2000 năm trước đã được ứng dụng vào Đông Y, qua kết hợp thực tiễn y học, nó trở thành một hạt nhân trong lý luận y học cổ truyền, nó xuyên suốt hệ thống lý luận và các lĩnh vực của y học cổ truyền.

Thuyết âm dương đã trở thành lý luận cơ bản giải thích những quy luật giữa con người với vũ trụ. Con người là một vũ trụ thu nhỏ, đồng thời trên cơ sở của học thuyết này có thể giải thích sự phát sinh phát triển của bệnh tật và các phương pháp chẩn trị lâm sàng.

Nội dung cơ bản của thuyết âm dương chỉ ra trong mỗi vật thể, mỗi sự việc bao giờ cũng tồn tại khách quan hai mặt vừa đối lập lại vừa thống nhất, vừa hòa hợp lại vừa tương phản. Âm dương mang tính chất hỗ căn nghĩa là nương tựa vào nhau, âm lấy dương làm gốc và ngược lại dương lấy âm làm nền tảng. Điều đó có nghĩa là không có dương thì âm không thể tồn tại và không có âm thì dương không thể thay đổi. Nói một cách khác là cả hai đều là quá trình tích cực của sự vật. Âm dương tuy trừu tượng về mặt khái niệm nhưng lại có cơ sở vật chất của nó, nó bao quát tất cả, phổ cập tất cả. Âm dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, xen kẽ vào trong sự phát triển của sự vật, chúng không thể đơn độc phát sinh phát triển được.

Âm dương còn thể hiện qua sự tiêu trưởng, sự vận động không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, qua đó để giữ cho mọi hoạt động của sự việc cân bằng. Nếu không mặt này thái quá thì mặt kia sẽ suy yếu và ngược lại. Chính vì vậy hai mặt âm dương của sự vật luôn biến động không ngừng. Và chính sự biến động đó đã lặp lại thế cân bằng tương đối cho sự vật hay cho con người và được biểu hiện ra sự “bình hành âm dương”. Trong sách Tố Vấn âm dương ứng đại luộn có viết “Âm dương giả, thiên địa chi đạo giã, vạn vật chi dương kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy”. Có nghĩa là âm dương là quy luật của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, nguồn gốc của sự sinh sát, trưởng thành, diệt vong.

Khái niệm âm dương được hình tượng hóa bằng một vòng tròn kép kín. Đường con hình chữ S ngược chia hình tròn ra hai phần, trong mỗi phần có một vòng tròn nhỏ. Ở đây vòng tròn lớn mang ý nghĩa sự thống nhất của một sự vật, hình chữ S ngược cho phép liên hệ sự tương đối và chuyển hóa âm dương; hai vòng tròn nhỏ biểu thị hai thái cực âm và dương (đó là thiếu âm và thiếu dương).

Qua nội dung trên ta thấy nổi bật lên hai thuộc tính căn bản của âm dương đó là:
  • Tồn tại khách quan (âm dương có sẵn trong mọi vật).
  • Âm dương mang tính tương đối và tính tương đối đó được thể hiện ngay trong từng vật thể và trong từng sự việc, thể hiện ở sự vận động của âm dương. Sự vận động tới mức nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau “Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương”. Ví dụ chính ngọ (giữa trưa) là dương tới cực thì cũng là lúc bắt đầu âm sinh ra (giờ mùi).
Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dư ơng
 
1. Âm dương đối lập với nhau:
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương. Thí dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn.
2. Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
Thí dụ: có đồng hóa mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì qúa trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.
3. Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
Như khí hậu bốn mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình âm tiêu dương trưởng, từ nóng sang lạnh là quá trình dương tiêu âm do đó có khí hậu mát, lạnh ấm và nóng.
Vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là dương cực sinh âm, âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn như trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (như sốt cao) có khi ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước) hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, mất điện giải), tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (như choáng, trụy mạch gọi là thoát dương).
4. Âm dương bình hành:
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt.
Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương biểu hiện cho sự phát sinh ra bệnh tật trong cơ thể.
Thuyết âm dương là thuyết triết học duy vật biện chứng song còn thô sơ. Duy vật ở chỗ đề cập đến sự vật, sự việc cụ thể; nói tới bản chất của sự vật; đó là thuộc tính khách quan và tương đối đã được vận dụng vào nhiều lĩnh lực. Có sức sống mãnh liệu qua thời gian hàng ngàn năm. Tuy nhiên, sự vận dụng thuyết âm dương đôi khi còn máy móc nhất nhất là khi vận dụng giải thích tính âm dương của một số tạng phụ. Nhưng suy cho cùng, thuyết âm dương vẫn là thuyết có ý nghĩa rất sâu sắc với nền y học.

 
Nguồn
Lượt xem04/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng